Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác sử dụng giáo viên có 75.1% ý kiến đánh giá là tốt và tương đối tốt, 24.9% ý kiến là chưa tốt.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc sử dụng đội ngũ giáo viên của các nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm "đúng người, đúng việc", đã phát huy được năng lực của giáo viên và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đề ra. Tuy nhiên, có những đơn vị do thiếu giáo viên dạy các môn chuyên, năng khiếu hoặc nhiều giáo viên nữ nghỉ sinh con, nghỉ chế độ hoặc tham gia học tập, bồi dưỡng nên việc phân công gặp khó khăn nhất định.
Hằng năm, vào cuối năm học, căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhà trường đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên. Trong kế hoạch thể hiện khá đầy đủ và phù hợp với sự sắp xếp, bố trí công việc/vị trí công tác cho từng giáo viên. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, có sự chỉ đạo sát sao, kiểm tra và đánh giá, để có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Việc bố trí sắp xếp ĐNGV, cán bộ của trường (tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên giỏi... ) các nhà trường đã có nhiều tiến bộ và đổi mới trong việc phân công chuyên môn phù hợp mang lại thành công trong công tác phát triển ĐNGV, chẳng hạn bố trí luân phiên giáo viên ở các khối lớp, bố trí và sắp xếp phân công giáo viên đứng lớp. Đây cũng là biện pháp kích thích và rèn luyện cho ĐNGV thành công trước nhiều tình huống, hoàn cảnh và nhiều đối tượng học sinh khác nhau.
Mặc dù vậy, công tác sử dụng đội ngũ giáo viên của các nhà trường những năm qua còn một số tồn tại, khó khăn, đó là: Tỷ lệ về giới tính chênh lệch rất lớn, tỷ lệ giáo viên nữ cao hơn nhiều so với giáo viên nam
ngày càng tăng (năm học 2012 – 2013, giáo viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 20,8%; giáo viên trên 50 tuổi chiếm 13,2%). Qua đó cho thấy tính kế thừa và đội ngũ kế cận những giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm trong những năm tới sẽ bị thiếu hụt và gặp nhiều khó khăn. Định mức lao động của giáo viên hiện nay còn những điểm chưa hợp lý, chưa gắn được với chức danh tiêu chuẩn về chế độ tiền lương. Số tiết trên lớp theo định mức của giáo viên TH còn nhiều: 23 tiết/ tuần chưa kể soạn giáo án, chấm bài . . . Với thời lượng lên lớp quá nhiều, giáo viên sẽ thiếu thời gian để soạn bài giảng, tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm ảnh hưởng tới tới chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.4.4. Về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Kết quả khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ở bảng 2.18 cho thấy, có 85,7 % ý kiến đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là tương đối tốt và tốt.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên nhà trường, nên trong những năm qua việc đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã được các nhà trường chú trọng và quan tâm. Hằng năm, xét theo đơn và nguyện vọng của giáo viên, phòng GD&ĐT chọn một số giáo viên theo kế hoạch để cử đi thi và đào tạo sau nâng chuẩn và trên chuẩn, những giáo viên thi đỗ được Chủ tịch UBND huyện/TP ký quyết định cử đi học và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
Về nội dung đào tạo - bồi dưỡng: Nội dung đào tạo - bồi dưỡng giáo viên trường TH chủ yếu là do cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo cùng người học xác định. Thực tế cơ sở đào tạo phải phối hợp với nhà trường để cung cấp những kiến thưc, năng lực mà giáo viên cần.
Hình thức tổ chức đào tạo - bồi dưỡng giáo viên ở tỉnh Hưng Yên là khá phong phú và đa dạng. Nhưng ĐNGV TH rất ít được đi học tập bồi dưỡng, thăm quan học hỏi ở những tỉnh bạn và gần như không có cơ hội để
tham gia các khóa học, khóa bồi dưỡng kiến thức ở nước ngoài, để họ có thể hiểu biết thực tế của nước bạn cũng như giúp cho giáo viên cách tiếp cận khác nhau đối với chương trình giảng dạy của họ. Đây cũng là một trong những vấn đề mà ngành giáo dục cần quan tâm.
Đứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay thì công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ của các nhà trường vẫn còn những biểu hiện bất cập: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa cụ thể, các hình thức chưa đa dạng, nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện,.... đây là nguyên nhân chính của những hạn chế về chất lượng đội ngũ giáo viên TH của tỉnh.