Về chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổingày (Trang 68)

2.3.3.1. Trình độ đào tạo

Bảng số 2.13. Trình độ đào tạo giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2010-2011

TT Quận/Huyện

Số giáo viên Trình độ đào tạo

TSố Biên chế Nữ GV/L Trên ĐH ĐH CĐ THSP 12+2 THSP 9+3 Dưới THSP 1 Ân Thi 432 408 390 1.40 0 79 172 179 0 2 2 Khoái Châu 501 447 479 1.30 1 165 198 131 0 6 3 Kim Động 389 343 361 1.30 0 58 167 162 1 1 4 Mỹ Hào 359 310 339 1.50 0 112 103 144 0 0 5 Phù Cừ 257 241 237 1.41 0 60 92 105 0 0 6 Tiên Lữ 438 389 399 1.53 0 103 189 146 0 0 7 Văn Lâm 312 289 297 1.32 0 102 125 85 0 0 8 Văn Giang 322 297 306 1.30 1 91 151 79 0 0 9 Yên Mỹ 492 438 422 1.46 0 231 112 149 0 0 10 Hưng Yên 341 307 323 1.58 0 87 138 116 0 0 END Cộng 3843 3469 3553 1.42 2 1088 1447 1296 1 9

Bảng số 2.14. Trình độ đào tạo giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2011-2012

TT Quận/Huyện

Số giáo viên Trình độ đào tạo

TSố Biên chế Nữ GV/L Trên ĐH ĐH CĐ THSP 12+2 THSP 9+3 Dưới THSP 1 Ân Thi 444 434 396 1.40 0 87 192 163 0 2 2 Khoái Châu 532 470 480 1.30 1 196 212 117 0 6 3 Kim Động 395 385 364 1.30 0 62 178 153 1 1 4 Mỹ Hào 359 308 342 1.50 0 128 111 120 0 0 5 Phù Cừ 259 254 239 1.41 0 67 104 88 0 0 6 Tiên Lữ 438 403 398 1.53 0 117 199 122 0 0 7 Văn Lâm 323 311 297 1.32 0 113 139 71 0 0 8 Văn Giang 324 311 305 1.30 1 101 162 60 0 0 9 Yên Mỹ 473 438 426 1.46 0 245 118 110 0 0 10 Hưng Yên 343 320 324 1.58 0 106 144 93 0 0 END Cộng 3890 3634 3571 1.41 2 1222 1559 1097 1 9

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)

Bảng số 2.15. Trình độ đào tạo giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2012-2013

TT Quận/Huyện

Số giáo viên Trình độ đào tạo

TSố Biên chế Nữ GV/L Trên ĐH ĐH CĐ THSP 12+2 THSP 9+3 Dưới THSP 1 Ân Thi 459 446 402 1.56 0 123 202 133 0 1 2 Khoái Châu 527 461 450 1.25 0 206 222 92 4 3 3 Kim Động 408 387 371 1.40 0 80 177 149 1 1 4 Mỹ Hào 385 306 359 1.65 0 168 125 92 0 0 5 Phù Cừ 260 260 226 1.42 0 130 86 44 0 0 6 Tiên Lữ 448 411 383 1.54 0 172 196 80 0 0 7 Hưng Yên 344 331 328 1.56 0 136 139 69 0 0 8 Văn Giang 342 315 321 1.32 1 121 179 41 0 0 9 Văn Lâm 346 328 308 1.37 0 143 160 43 0 0 10 Yên Mỹ 472 458 431 1.41 0 292 111 69 0 0 END Cộng 3991 3703 3579 1.44 1 1571 1597 812 5 5

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nơi thừa, nơi thiếu, chất lượng giáo viên không đồng bộ, vẫn còn tỷ lệ giáo viên yếu chưa đạt chuẩn, không đảm nhiệm được chương trình. Việc áp dụng phương pháp dạy học mới chưa thực sự ngấm đến từng giáo viên, khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của giáo viên còn hạn chế. Bên cạnh đó, tỷ lệ giáo viên nữ chiếm trên 90%. Nếu xét về khía cạnh như điều kiện được đào tạo để nâng cao trình độ, bồi dưỡng thường xuyên; thời gian học tập cá nhân; thời gian nghỉ dạy do nghỉ chế độ thai sản, sinh đẻ, con ốm. . . là những yếu tố có tác động đến chất lượng của đội ngũ, mà những yếu tố này lại phụ thuộc vào giới tính cá nhân. Do vậy, có những đơn vị mặc dù đạt tỷ lệ GV/lớp là 1,5 song nhiều lúc thiếu giáo viên dạy do ảnh hưởng của cơ cấu giới tính.

2.3.3.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Đa số giáo viên của các nhà trường có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức sâu, rộng, có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu, tính chủ động, sáng tạo của học sinh và niềm say mê yêu thích môn học. Tuy nhiên, việc đánh giá chuyên môn mới chỉ dừng lại ở các chỉ số có hay không chứ việc đưa ra minh chứng cho tiêu chí đó chưa cụ thể. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 2.16.

Bảng số 2.16. Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Năm học Tổng số Xuất sắc Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2010-2011 3843 1110 29.2 1906 50.2 780 20.5 5 0.1 2011-2012 3890 1223 31 2044 51.81 675 17.11 3 0.08 2012-2013 3991 1441 36.11 1915 47.98 632 15.84 3 0.07 (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)

2.3.3.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học

dụng tin học do tự học song những giáo viên đó chưa chú ý đến việc rèn cho học sinh kỹ năng và khả năng thích ứng với xã hội. Phần lớn giáo viên còn yếu về ngoại ngữ và chưa thông thạo các kỹ năng tin học, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại, tiên tiến, công nghệ cao.

Bảng số 2.17. Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học

Năm học Tổng số GV Tin học Ngoại ngữ Có khả năng ứng dụng CNTT Có chứng chỉ Biết ngoại ngữ Có chứng chỉ 2010-2011 3843 50.2% 1.4% 5% 2% 2011-2012 3890 61.4% 2.1% 7.1% 3.1% 2012-2013 3991 69.9% 3.5% 9.3% 7.6%

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) 2.3.3.4. Phẩm chất đạo đức, lối sống

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên TH có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng. Có ý thức kỷ luật tốt, luôn chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Điều lệ trường TH. Đa số giáo viên yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có ý thức phấn đấu vươn lên, tích cực tự bồi dưỡng và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đoàn kết, giúp đỡ nhau và cùng chia sẻ; không có giáo viên bị xử lý kỷ luật về chuyên môn, nghiệp vụ hay vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ giáo viên nhiều tuổi ngại thay đổi, số ít giáo viên trẻ đôi lúc chưa thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của giáo viên, chưa thực sự nhiệt tình tham gia các hoạt động chung của nhà trường.

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hƣng Yên

Để đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên TH tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát lãnh đạo, chuyên viên

của 10 phòng GD&ĐT và 169 hiệu trưởng các nhà trường. Tổng số có 189 ý kiến mỗi lượt, kết quả cụ thể như sau:

Bảng số 2.18. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên TH tỉnh Hưng Yên

TT Nội dung Tốt Tương đối tốt Chưa tốt

SL % SL % SL %

1 Xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên

85 44.9 56 29.7 48 25.4

2 Tuyển chọn giáo viên 48 25.4 95 50.3 46 24.3

3 Sử dụng giáo viên 90 47.6 52 27.5 47 24.9

4 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 76 40.2 86 45.5 27 14.3

5 Đánh giáo giáo viên 86 45.5 56 29.7 47 24.8

6 Chính sách đối với giáo viên 65 34.4 76 40.2 48 25.4

7 Các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển giáo viên

95 50.3 48 25.4 46 24.3

2.4.1. Về xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên

Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên có 44.9% ý kiến đánh giá tốt, 29.7% ý kiến là tương đối tốt, 25.4% ý kiến là chưa tốt.

Thực tế, những năm qua các nhà trường đã triển khai công tác quy hoạch phát triển giáo viên, trước hết căn cứ vào quy mô phát triển nhà trường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có để lập kế hoạch tuyển chọn, kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên còn một số tồn tại, đó là: quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chủ yếu dựa vào kế hoạch năm học,

chưa quan tâm nhiều đến kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo giai đoạn 5- 10 năm và theo tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia; chưa làm tốt công tác dự báo, khi quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chưa thực sự quan tâm đến cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên, chưa có những tính toán cụ thể và khoa học. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của các nhà trường chưa được thường xuyên tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch phát triển nhà trường hằng năm.

2.4.2. Về tuyển chọn giáo viên

Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác tuyển chọn giáo viên có 25.4% ý kiến đánh giá tốt, 50.3% ý kiến là tương đối tốt, 24.3 % ý kiến là chưa tốt. Như vậy, đa số các ý kiến cho rằng công tác tuyển chọn giáo viên mới chỉ là tương đối tốt.

Thực tế, trong những năm vừa qua, công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên cho các trường TH được thực hiện theo các hướng sau: Hằng năm, dựa trên kế hoạch của các trường, Phòng GD&ĐT cấp huyện chủ động xây dựng kế hoạch biên chế cho tất cả các trường sau đó cùng với Phòng Nội vụ tham mưu cho UBNĐ huyện phê duyệt, thành lập Hội đồng tuyển viên chức theo hình thức xét tuyển dựa trên bảng điểm, bằng tốt nghiệp và những ưu tiên, khuyến khích của từng thí sinh. Ngoài việc xét tuyển mới giáo viên, Phòng Giáo dục - Đào tạo và Phòng Nội vụ còn tiếp nhận những giáo viên thuyên chuyển từ huyện khác về. Tuy nhiên, trong công tác tuyển chọn cũng như thuyên chuyển giáo viên hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập:

Một là: Trường TH nơi sử dụng trực tiếp giáo viên nhưng lại có quyền rất hạn chế trong công tác tuyển chọn đội ngũ cũng như việc thuyên chuyển giáo viên. Từ đó dẫn đến những bất cập trong ĐNGV, vẫn có những khủng hoảng thừa, thiếu GV, tính đến thời điểm này về cơ bản, các trường đã đủ giáo viên so với định mức do Bộ quy định, nhưng cơ cấu không đồng bộ.

Hai là: Vẫn phải tuyển dụng cả giáo viên học liên kết có chứng chỉ sư phạm do huyện đó thiếu quá nhiều giáo viên. Ví dụ như huyện Khoái Châu, Văn Lâm, Văn Giang.

2.4.3. Về sử dụng giáo viên

Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác sử dụng giáo viên có 75.1% ý kiến đánh giá là tốt và tương đối tốt, 24.9% ý kiến là chưa tốt.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc sử dụng đội ngũ giáo viên của các nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm "đúng người, đúng việc", đã phát huy được năng lực của giáo viên và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đề ra. Tuy nhiên, có những đơn vị do thiếu giáo viên dạy các môn chuyên, năng khiếu hoặc nhiều giáo viên nữ nghỉ sinh con, nghỉ chế độ hoặc tham gia học tập, bồi dưỡng nên việc phân công gặp khó khăn nhất định.

Hằng năm, vào cuối năm học, căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhà trường đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên. Trong kế hoạch thể hiện khá đầy đủ và phù hợp với sự sắp xếp, bố trí công việc/vị trí công tác cho từng giáo viên. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, có sự chỉ đạo sát sao, kiểm tra và đánh giá, để có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Việc bố trí sắp xếp ĐNGV, cán bộ của trường (tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên giỏi... ) các nhà trường đã có nhiều tiến bộ và đổi mới trong việc phân công chuyên môn phù hợp mang lại thành công trong công tác phát triển ĐNGV, chẳng hạn bố trí luân phiên giáo viên ở các khối lớp, bố trí và sắp xếp phân công giáo viên đứng lớp. Đây cũng là biện pháp kích thích và rèn luyện cho ĐNGV thành công trước nhiều tình huống, hoàn cảnh và nhiều đối tượng học sinh khác nhau.

Mặc dù vậy, công tác sử dụng đội ngũ giáo viên của các nhà trường những năm qua còn một số tồn tại, khó khăn, đó là: Tỷ lệ về giới tính chênh lệch rất lớn, tỷ lệ giáo viên nữ cao hơn nhiều so với giáo viên nam

ngày càng tăng (năm học 2012 – 2013, giáo viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 20,8%; giáo viên trên 50 tuổi chiếm 13,2%). Qua đó cho thấy tính kế thừa và đội ngũ kế cận những giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm trong những năm tới sẽ bị thiếu hụt và gặp nhiều khó khăn. Định mức lao động của giáo viên hiện nay còn những điểm chưa hợp lý, chưa gắn được với chức danh tiêu chuẩn về chế độ tiền lương. Số tiết trên lớp theo định mức của giáo viên TH còn nhiều: 23 tiết/ tuần chưa kể soạn giáo án, chấm bài . . . Với thời lượng lên lớp quá nhiều, giáo viên sẽ thiếu thời gian để soạn bài giảng, tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm ảnh hưởng tới tới chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường.

2.4.4. Về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Kết quả khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ở bảng 2.18 cho thấy, có 85,7 % ý kiến đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là tương đối tốt và tốt.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên nhà trường, nên trong những năm qua việc đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã được các nhà trường chú trọng và quan tâm. Hằng năm, xét theo đơn và nguyện vọng của giáo viên, phòng GD&ĐT chọn một số giáo viên theo kế hoạch để cử đi thi và đào tạo sau nâng chuẩn và trên chuẩn, những giáo viên thi đỗ được Chủ tịch UBND huyện/TP ký quyết định cử đi học và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

Về nội dung đào tạo - bồi dưỡng: Nội dung đào tạo - bồi dưỡng giáo viên trường TH chủ yếu là do cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo cùng người học xác định. Thực tế cơ sở đào tạo phải phối hợp với nhà trường để cung cấp những kiến thưc, năng lực mà giáo viên cần.

Hình thức tổ chức đào tạo - bồi dưỡng giáo viên ở tỉnh Hưng Yên là khá phong phú và đa dạng. Nhưng ĐNGV TH rất ít được đi học tập bồi dưỡng, thăm quan học hỏi ở những tỉnh bạn và gần như không có cơ hội để

tham gia các khóa học, khóa bồi dưỡng kiến thức ở nước ngoài, để họ có thể hiểu biết thực tế của nước bạn cũng như giúp cho giáo viên cách tiếp cận khác nhau đối với chương trình giảng dạy của họ. Đây cũng là một trong những vấn đề mà ngành giáo dục cần quan tâm.

Đứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay thì công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ của các nhà trường vẫn còn những biểu hiện bất cập: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa cụ thể, các hình thức chưa đa dạng, nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện,.... đây là nguyên nhân chính của những hạn chế về chất lượng đội ngũ giáo viên TH của tỉnh.

2.4.5. Về đánh giá giáo viên

Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác đánh giá ĐNGV có 45.5% ý kiến đánh giá tốt, 29.7% ý kiến là tương đối tốt, 24.8% ý kiến là chưa tốt.

Trên thực tế, trong những năm qua việc đánh giá đội ngũ giáo viên của các nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định. Theo quan điểm chỉ đạo công tác đánh giá đội ngũ giáo viên phải đảm bảo yêu cầu "đúng lúc, đúng chỗ" và "công bằng, khách quan" để tuyên dương, khen thưởng

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổingày (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)