1.6.3 .Điều kiện cơ sở vật chất
3.2.4. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên
theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH đáp ứng với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày
3.2.4.1. Ý nghĩa
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên TH theo Chuẩn của Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. Việc xếp loại thi đua đội ngũ giáo viên đảm bảo chính xác và công bằng, làm cơ sở cho công tác khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Mặt khác, là căn cứ để lập kế hoạch sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ một cách hiệu quả.
3.2.4.2. Nội dung
Thực hiện đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn trong Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2007 /QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Thực hiện phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên như sau:
Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng:
- Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của Chuẩn: Điểm tối đa là 10; Mức độ: Tốt (9-10); Khá (7-8); Trung bình (5-6); Kém (dưới 5).
- Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu của Chuẩn: Điểm tối đa là 40; Mức độ: Tốt (36-40); Khá (28-35); Trung bình (20-27); Kém (dưới 20).
- Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực của Chuẩn: Điểm tối đa là 200; Mức độ: Tốt (180-200); Khá (140- 179); Trung bình (100-139); Kém (dưới 100).
Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:
a. Đạt chuẩn :
- Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
- Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
- Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; b. Chưa đạt chuẩn - loại kém: là những giáo viên có một trong ba lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các trường hợp:
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác;
- Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh;
- Xuyên tạc nội dung giáo dục;
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền;
- Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;
- Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tập bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh
- Cả 3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức bao gồm: 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1 tiết chọn trong các môn học còn lại không đạt yêu cầu.
Thực hiện Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu); Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu);
Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên (theo mẫu phiếu); kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, đạo đức cho đội ngũ GV
3.2.5.1. Ý nghĩa
Nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên TH được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tạo sự chuyển biến về chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng giáo dục nhà trường giai đoạn mới.
3.2.5.2. Nội dung
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng là những vấn đề thiết thực, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thực tiễn công tác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường.
- Xác định đúng đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng.
- Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phải gắn với các nội dung của chuẩn quy định tại Quyết định số 14/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007.
- Đổi mới hình thức tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo viên dựa trên nhu cầu và năng lực người học.
Bản kế hoạch cần có các nội dung sau:
- Xác định mục tiêu, đối tượng đào tạo bồi dưỡng: giáo viên tham gia đào tạo hoặc bồi dưỡng để nâng cao về trình độ đào tạo hay bồi dưỡng về một lĩnh vực hay toàn bộ các lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp; bồi dưỡng về một nội dung chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT hay ngoại ngữ; ...
- Trình độ đạt được sau khi đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng yêu cầu kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh, huyện.
- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Đào tạo tập trung, chuyên tu, tại chức tại tỉnh, huyện hay các cơ sở đào tạo trong nước.
Bồi dưỡng tập trung theo chuyên môn, chuyên đề do phòng hay sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Bồi dưỡng tại chỗ do nhà trường thực hiện bằng sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, báo cáo chuyên đề, mời chuyên gia trao đổi, hướng dẫn hoặc tự bồi dưỡng bằng cách tự học, tự nghiên cứu, ...phương thức này phù hợp với phương châm tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, tự giáo dục tiết kiệm chống lãng phí, phù hợp với hoàn cảnh công việc của giáo viên đặc biệt là giáo viên có điều kiện khó khăn.
- Dự kiến nguồn lực thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng: Phân bổ chỉ tiêu số lượng giáo viên tham dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng để cơ sở bố trí người dạy thay, đơn vị tổ chức mời giảng viên bồi dưỡng, chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn kinh phí đảm bảo, ...
- Dự kiến kế hoạch thời gian các khoá đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học (2013-2015)
- Phân công trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện kế hoạch. - Chỉ đạo hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chung.
- Đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá giáo viên sau đào tạo, bồi dưỡng.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường rà soát năng lực, trình độ, nhu cầu nguyện vọng đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên, chủ trì xây dựng kế hoạch đổi mới về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học trong đó có đội ngũ giáo viên tiểu học, tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. - Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, báo cáo với UBND tỉnh, các Vụ, Cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn tỉnh.
- Liên hệ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan liên quan để đăng ký, hợp đồng hoặc phối hợp để triển khai thực hiện kế hoạch với các hình thức phù hợp; mời giảng viên có uy tín để bồi dưỡng các chuyên đề mới cho giáo viên.
- Giao trách nhiệm cho phòng chuyên môn sở Giáo dục và Đào tạo tập hợp số liệu giáo viên có nhu cầu đi đào tạo, bồi dưỡng, phân loại đối tượng giáo viên qua kiểm tra đánh giá nhận thức còn hạn chế ở lĩnh vực nào, tham mưu lãnh đạo Sở phê duyệt quyết định cử giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với người đi học.
- Phân công cán bộ, chuyên viên tổ chức, triển khai, theo dõi việc thực hiện kế hoạch;
- Quá trình thực hiện phải kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế.
- Tham mưu với UBND tỉnh tạo nguồn lực kinh phí kịp thời để chi cho đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với thời gian, kế hoạch của từng đợt, khoá bồi dưỡng giáo viên.
- Ngoài các nội dung đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho huyện uỷ mở lớp trung cấp lý luận
chính trị cho đối tượng là cán bộ công chức của huyện, trong đó dành chỉ tiêu phù hợp cho đối tượng là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trong diện quy hoạch nguồn cán bộ quản lý.
- Tổ chức các đợt học tập chính trị với nội dung liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của tỉnh cho cán bộ quản lý, chuyên viên và giáo viên cốt cán các Phòng GD&ĐT (báo cáo viên của tỉnh), sau đợt học tập có kiểm tra, đánh giá bằng bài viết.
- Tổ chức học tập, biểu dương CBQL, GV gương mẫu vượt khó, tận tuỵ với nghề nhất là giáo viên được học sinh, đồng nghiệp yêu mến, được cộng đồng đánh giá cao.
- Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo các hình thức phù hợp, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan, chất lượng của giáo viên phải được chuyển biến so với trước khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng.