1.4.1. Sự cần thiết của việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày
Trường tiểu học học 2 buổi/ ngày là trường tiểu học tổ chức cho HS được giáo dục ở nhà trường cả buổi sáng và buổi chiều. Trong trường có thể có một bộ phận/ toàn bộ HS bán trú.
Hiện nay, mô hình gia đình 2 thế hệ đang phát triển mạnh nên nhu cầu trông giữ trẻ là rất lớn. Nhiều gia đình thiếu thời gian, sự quan tâm chăm sóc tới con em mình. Trẻ em ngoài thời gian học trên lớp , về nhà nhu cầu được giao tiếp, giải trí là rất lớn. Thực tế, khi về nhà, trẻ em “ được ” cha mẹ quan tâm, lo lắng, không cho ra đường và cách duy nhất là trẻ em làm bạn với đồ điện tử và ở trong 4 bức tường. Như vậy, trẻ em yếu trong cách giao tiếp với bạn bè, các kỹ năng, trò chơi đơn giản không được thực hiện.
Phân tích kinh nghiệm giáo dục tiểu học ở nước ngoài cho thấy: - Về thời lựợng và kế hoạch giáo dục: Ở nhiều nước trên thế giới HS
tiểu học được học cả ngày ở trường. Đa số các nước thực hiện hoặc hướng tới thực hiện tuần 5 ngày học. So với các nước, thời lượng học của HS tiểu học Việt Nam thuộc loại thấp. Ở Anh, các trường thường theo 3 mô hình sau: Mô hình 1: buổi sáng Toán, Tiếng Anh; Buổi chiều: các môn khác; Mô hình 2: Toán + Tiếng Anh + môn khác để đa dạng hóa việc sử dụng buổi sáng; Chiều: các môn khác;
Mô hình 3: Toán + Tiếng Anh dạy vào các thời điểm khác nhau những lúc HS cảm thấy khỏe khoắn.
Công tác bán trú, nhiều nước cung cấp bữa ăn miễn phí cho HS. - Hoạt động giáo dục ở nhà trường tiểu học: bên cạnh chương trình chung có những nội dung dạy học tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của HS.
- Công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục: Sự tự chủ tự chịu trách nhiệm của nhà trường tăng lên, trách nhiệm quản lý nhà trường thuộc Hội đồng nhà trường.
- Đội ngũ CBQL, GV: GV dạy hầu hết các môn. Ngoài ra có các GV chuyên biệt dạy thể dục, nghệ thuật, ngoại ngữ,….
Sự phối hợp gia đình, cộng đồng, nhà trường: Chú trọng đến sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng, coi đây là một tiêu chí quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của trường tiểu học.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong muốn “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công lao học tập của các cháu”.
Như vậy, để tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học, việc cần thiết phải tổ chức cho các trường tiểu học dạy và học 2 buổi/ngày.
Đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn nhân lực trí tuệ cao, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế với xu thế toàn cầu hóa đang là một thách thức với nước ta, đòi hỏi nhà nước và ngành giáo dục phải có một chiến lược phát triển nhân tài. Trong hệ thống giáo dục, giáo dục tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đặc biệt, đối với việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày thì người giáo viên, ngoài những kỹ năng tối thiểu cần có những năng lực nghề nghiệp mới như:
- Năng lực chẩn đoán: Tức là năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh. Đối với giáo viên tiểu học đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát triển về các mặt của học sinh ở lứa tuổi tiểu học diễn ra rất nhanh, nhưng lại không đồng đều.
- Năng lực đáp ứng: Đó là năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời , phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo dục.
- Năng lực đánh giá: Đó là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức , kỹ năng thái độ và tình cảm của học sinh. Năng lực đánh giá giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn đoán và đáp ứng.
- Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác: Như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất là quan hệ với học sinh.
- Năng lực triển khai chương trình dạy học: Đó là năng lực tiến hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù hợp với đặc điểm của đối tượng.
- Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội: Đó là năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường.