1.6.3 .Điều kiện cơ sở vật chất
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tếxã hội và phát triển giáo
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với vị trí nằm ở cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội, Hưng Yên có nhiều điều kiện thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế. Hơn nữa, Hưng Yên còn là cầu nối giữa các tỉnh Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ (Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh) với các tỉnh Bắc Trung Bộ (Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An). Những lợi thế này tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hóa.
Hưng Yên có diện tích tự nhiên hơn 926 km2
đồng bằng thuần nhất, không có đồi, không có núi và không có biển. Diện tích đất nông nghiệp là 61.037 ha, trong đó diện tích trồng cây hàng năm là 55.645 ha (chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha, toàn bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp. Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Nguồn nước mặt cũng hết sức phong phú (sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s). Nước ngầm của Hưng Yên cũng rất đa dạng với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh (huyện Văn Lâm) đến Quán Gỏi (tỉnh Hải Dương) có những mỏ nước ngầm rất lớn, hàng triệu m3, không chỉ cung cấp nước cho phát triển công nghiệp và đô thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận Bắc Bộ.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Hưng Yên có 10 huyện, thành phố với 161 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hưng Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Với vị trí địa lí thuận lợi, trong những năm qua Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 tăng 12,11%.
Hưng Yên có hệ thống đường giao thông khá thuận lợi. Địa bàn tỉnh nằm gần các sân bay Nội Bài, Cát Bi, gần cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, nằm trên tuyến đường quan trọng 5A và tuyến đường cao tốc 5B Hà Nội - Hải Phòng với hệ thống cầu Thanh Trì, Yên Lệnh, Triều Dương đã tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi nối Hưng Yên với nhiều tỉnh khác và ra nước ngoài. Hệ thống giao thông nội tỉnh cũng tương đối hoàn chỉnh, phục vụ tốt nhu cầu về giao thông của nhân dân và nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn. Tỉnh đã đầu tư xây dựng một số cảng và bến tàu khách, bến bốc xếp hàng hóa trên tuyến sông Hồng và sông Luộc, củng cố hệ thống giao thông đường thủy nội tỉnh, nạo vét khơi thông luồng lạch cho phương tiện có tải trọng trên 50 tấn hoạt động an toàn.
Về mặt kinh tế, tuy khi mới tái lập các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đều khá thấp (như: tổng thu ngân sách toàn tỉnh đạt trên 80 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người trên 200 USD...), song, nhờ nỗ lực của nhân dân trong tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh những năm qua khá cao. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 11,74%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010 cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tỉnh là: Nông nghiệp 25%; Công nghiệp, xây dựng 44%; Dịch vụ 31%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng (1.110 USD).
Công nghiệp – xây dựng cũng có tốc độ phát triển nhanh, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 14,65%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như phố nối A, phố nối B (khu công nghiệp
dệt may), khu công nghiệp Thăng long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ… Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm…
Sản xuất nông nghiệp được tỉnh đặc biệt quan tâm, có nhiều tiến bộ, nhất là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, hiệu quả cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản năm 2010 tăng 5,78%.
Các lĩnh vực xã hội khác như y tế, văn hóa, thể thao … luôn được các cấp chính quyền quan tâm thỏa đáng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đảm bảo sức khỏe và đời sống tinh thần cho nhân dân.
Sự nghiệp GD&ĐT tiếp tục phát triển ổn định. Các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm thường xuyên. Tăng cường cải tiến và đổi mới công tác chỉ đạo quản lý trong giáo dục. Tỉnh đã có nhiều chính sách đầu tư cho giáo dục như: hỗ trợ xây dựng CSVC trường học; trợ cấp cho GV mầm non; xây dựng và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng … Công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả khá. Tỉ lệ HS đến trường các cấp, HS chuyển cấp, thi đỗ tốt nghiệp và thi đỗ đại học, cao đẳng luôn ở mức cao so với các tỉnh trong cả nước.
2.1.3. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục
Hưng Yên là mảnh đất mang nhiều dấu ấn lịch sử, nơi có nền văn hiến lâu đời còn lưu danh sử sách. “ Thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến”, Hưng Yên đất học – nơi có Văn Miếu ghi danh các vị đỗ đạt cao. Người dân Hưng Yên hiếu học, cần cù chịu khó, có ý thức vươn lên vì sự phát triển của quê hương, đất nước. Từ những truyền thuyết Tiên Dung – Chử Đồng Tử, Tống Trân Cúc Hoa, tướng quân Phạm Ngũ Lão, Hoàng Hoa Thám tới 138 vị đỗ đạt cao như trạng nguyên Tống Trân ( Phù Cừ), trạng nguyên Nguyễn Kì ( Khoái Châu), trạng nguyên Dương Phúc Tư ( Văn Lâm),... còn lưu tại Văn
nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi, được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng.
Về văn học: Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng.
Về Y học: Hải Thượng Lãn Ông: Lê Hữu Trác Về khoa học: Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu
Nhà hoạt động chính trị: Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Phó Đức Chính,...
Mặc dù Hưng Yên là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, song được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành trong tỉnh, công tác GD&ĐT của tỉnh đã có những bước phát triển mới và gặt hái được nhiều thành tích đáng kể. Năm học 1999- 2000 được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Bộ GD&ĐT tặng cờ tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm học 2001- 2002, Chính phủ tặng cờ đơn vị xuất sắc, Bộ GD&ĐT tặng cờ tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm học 2004-2005, Chính phủ tặng cờ đơn vị xuất sắc, Bộ GD&ĐT tặng cờ đơn vị dẫn đầu trong toàn ngành giáo dục. Năm học 2006-2007, Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Năm học 2011-2012, Chính phủ, Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua đơn vị tiêu biểu xuất sắc. Năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Hệ thống giáo dục Hưng Yên phát triển đồng đều và rộng khắp trên các địa bàn hành chính của tỉnh. Mỗi xã, phường đều có ít nhất 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS. Mỗi huyện, thành phố có từ 2 đến 3 trường THPT. Hầu hết các trường đều đặt tại các trung tâm xã, phường, thị trấn tạo điều kiện tốt cho việc học tập, đi lại của học sinh. Tỉnh Hưng Yên có trường CĐSP đào tạo đa hệ, trong đó có nhiệm vụ đào tạo – bồi dưỡng giáo viên bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.
Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, đến nay sự nghiệp GD&ĐT của Hưng Yên đã đạt được kết quả đáng mừng. Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp ngày một cao hơn ở tất cả các ngành học, cấp học. Chất lượng mũi nhọn ngày càng phát triển. Số lượng học sinh giỏi quốc gia tăng dần sau mỗi năm: năm 1997 chỉ đạt 13 giải song đến năm học 2012-2013, số giải đã gấp lên gần 4 lần ( 50 giải) trong đó có 2 giải Nhất, 6 giải Nhì. Qua các năm đều có học sinh tham gia dự thi tuyển chọn vào đội tuyển học sinh giỏi dự thi quốc tế các môn Toán học, Hóa học và Vật lý. Đặc biệt, năm học 2008-2009 có em đoạt Huy chương Đồng Olimpic quốc tế môn Hóa học. Tỷ lệ đỗ đại học khá cao so với các tỉnh trong cả nước. Năm năm qua, Hưng Yên luôn nằm trong tốp 5 tỉnh. Năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 7 học sinh đạt điểm thủ khoa vào các trường đại học.
Chất lượng phổ cập GDTH đúng độ tuổi và THCS được củng cố và phát triển. Hưng Yên là một trong 10 tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi ( năm 2000) và chuẩn phổ cập giáo dục THCS (năm 2002). Năm học 2013-2014, Hưng Yên đang hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi và phấn đấu hoàn thành phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ 2. Việc đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương ngày càng được chú trọng hơn, công tác xã hội hóa giáo dục có những bước tiến mới. Cơ sở vật chất được tăng cường, trường lớp khang trang, sạch đẹp hơn. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia của các bậc học đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp lãnh đạo, số lượng trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Đến nay, toàn ngành có 227 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 44 trường Mầm non ( đạt tỷ lệ 25%), 110 trường Tiểu học ( đạt tỷ lệ 65%), 63 trường THCS ( đạt tỷ lệ 37%) và 10 trường THPT ( đạt tỷ lệ 27%).
Hiện nay, ngành GD&ĐT Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và các phong trào thi đua do Bộ GD&ĐT phát động, hoàn thành xuất
ngành quan tâm thực hiện. Đến nay, tỷ lệ giáo viên ở các cấp học đạt chuẩn khá cao ( 99,9%), trong đó trên chuẩn ở Mầm non là 45,2%, Tiểu học là 79,4%, THCS là 45,2% và THPT là 12,3%. Đội ngũ cán bộ quản lý trường học được trẻ hóa, chất lượng và hiêu quả giáo dục từng bước được nâng lên.
2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các trƣờng tiểu học tỉnh Hƣng Yên
2.2.1. Mạng lưới trường tiểu học
Tính đến năm học 2012-2013, tỉnh Hưng Yên có 169 trường tiểu học với 2760 lớp, 80348 học sinh. Các trường tiểu học ở tỉnh Hưng Yên đều là loại hình trường công lập và không có lớp ghép do đặc thù Hưng Yên là tỉnh đồng bằng, rất thuận tiện cho việc đi lại của học sinh.
Bảng số 2.1. Mạng lưới trường TH Hưng Yên, năm học 2012-2013
TT Đơn vị Số xã, phường Số trường tiểu học Số lớp Số học sinh 1 TP Hưng Yên 12 12 221 6511 2 Tiên Lữ 18 18 293 6969 3 Ân Thi 21 21 294 7923 4 Kim Động 19 19 291 8118 5 Phù Cừ 14 15 183 5225 6 Yên Mỹ 17 20 334 10003 7 Mỹ Hào 13 13 234 7202 8 Văn Lâm 11 13 253 7983 9 Văn Giang 11 11 257 7952 10 Khoái Châu 25 27 400 12462 Cộng 161 169 2760 80348
( Nguồn: Sở GD&ĐT Hưng Yên)
Số trường tiểu học được phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh. Mỗi đơn vị xã, phường, thị trấn đều có ít nhất 1 trường tiểu học. Đây là điều kiện thuận lợi cho mọi học sinh trong độ tuổi được đến trường. Tỷ lệ học sinh
trung bình 29 em/lớp trong khung quy định Điều lệ trường tiểu học ( không quá 35 HS/lớp).
Bảng số 2.2. Thống kê số trường, lớp, học sinh trong 3 năm học
Năm học Số trường Số lớp Số học sinh
2010-2011 169 2691 77308
2011-2012 169 2709 78031
2012-2013 169 2760 80348
( Nguồn: Sở GD&ĐT Hưng Yên)
Nhìn vào số liệu ở bảng số 2, chúng ta thấy số lượng học sinh tiểu học tăng dần theo từng năm. Trong 3 năm học, số học sinh toàn tỉnh tăng lên gần 3000. Theo thống kê đầu năm học 2013-2014, số học sinh tăng lên hơn 5000 nữa. Để đảm bảo chất lượng dạy và học trong các nhà trường, các cấp các ngành cần quan tâm đầu tư thêm cơ sở vật chất cho cấp tiểu học.
2.2.2. Chất lượng giáo dục tiểu học
2.2.2.1.Công tác phổ cập GDTH đúng độ tuổi
Tháng 12/1992, tỉnh Hưng Yên được Bộ GD&ĐT công nhận là đơn vị hoàn thành phổ cập GDTH – chống mù chữ. Tháng 1/2000, Hưng Yên được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi ( là một trong những tỉnh đứng đầu toàn quốc hoàn thành chương trình này). Từ đó đến nay, chất lượng phổ cập GDTH luôn được duy trì và phát triển vững chắc. Cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập GDTH, đặc biệt là phổ cập GDTH đúng độ tuổi đã được các cấp chính quyền địa phương hết sức coi trọng. Việc điều tra, tổng hợp thống kê kết quả, kiểm tra công tác phổ cập được các cấp, các ngành đầu tư kinh phí. Ngành GD&ĐT duy trì nề nếp kỉ cương, đẩy mạnh phong trào thi đua “ Dạy tốt – học tốt”, tổ chức tập huấn về nghiệp vụ phổ cập GDTH. Chất lượng phổ cập phổ cập GDTH bền vững, năm sau cao hơn năm trước. Thời
- Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt 100%.
- Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi 11 đạt 95,9%. - Học sinh học 2 buổi/ngày đạt 60,3%.
- Số giáo viên đạt chuẩn 99,9 %, trên chuẩn 79,4%.
- Tỷ lệ duy trì sĩ số đạt 100% ( không có học sinh bỏ học).
2.2.2.2.Công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường tiểu học, Sở GD&ĐT đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên. Việc triển khai bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa các lớp thay sách được tổ chức kịp thời, hiệu quả. Hàng năm đều tổ chức bồi dưỡng cập nhật việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao tay nghề cho giáo viên trong toàn tỉnh.
Việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trở thành mục tiêu phấn đấu của các đơn vị trường học, của các phòng GD&ĐT, của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Chất lượng hai mặt giáo dục ngày càng đi lên. Tỷ lệ học sinh chăm ngoan, xếp loại học lực khá, giỏi ngày càng tăng lên. Số học sinh có học lực yếu giảm dần.
Bảng số 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh tiểu học Hưng Yên trong 3 năm học
Năm học Tổng số HS Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ
SL % SL %
2010-2011 77308 77094 99.7 214 0.28
2011-2012 78031 77882 99.8 149 0.2
2012-2013 80348 80201 99.82 147 0.18
Bảng số 2.4. Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học Hưng Yên trong 3 năm học qua đối với môn Tiếng Việt
Năm học Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
2010-2011 77308 28131 36.4 31203 40.4 16740 21.7 1234 1.6
2011-2012 78031 31692 40.6 29903 38.3 15504 19.9 932 1.2
2012-2013 80348 35946 44.7 29816 37.1 13837 17.2 749 0.9 ( Nguồn: Sở GD&ĐT Hưng Yên)
Bảng số 2.5. Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học Hưng Yên trong 3 năm học qua đối với môn Toán
Năm học Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2010-2011 77308 35020 45.3 25316 32.7 15279 19.8 1693 2.2