Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổingày (Trang 35 - 37)

1.5. Phát triển đội ngũ giáo viên

1.5.3. Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên

Việc phát triển đội ngũ giáo viên đồng nghĩa với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên cho mỗi đơn vị, mỗi nhà trường đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng; tâm huyết và gắn bó với nghề, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.

1.5.3.1. Đảm bảo về số lượng

Số lượng đội ngũ giáo viên là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ này, nó phản ánh quy mô của mỗi trường học. Số lượng đội ngũ giáo viên tiểu học được xác định trên cơ sở số lớp học và định mức biên chế theo quy định của nhà nước. Định mức này bao hàm cả giáo viên dạy các môn văn hóa và các môn học năng khiếu, tự chọn. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp học, các trường dễ dàng xác định được số lượng giáo viên cần có cho

nhà trường. Từ số liệu này, căn cứ vào những biến động về giáo viên hưu, chuyển đổi công tác sang trường mới, thuyên chuyển đến, ...) sẽ xác định được số giáo viên cần bổ sung.

Khi tính toán số lượng giáo viên tiểu học cũng cần chú ý một số vấn đề nảy sinh trong đổi mới giáo dục hiện nay. Các vấn đề này bao gồm:

Sự thay đổi trong quy mô lớp học (sĩ số học sinh/1ớp học). Sự thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng giáo viên;

Sự thay đổi trong định mức giờ dạy, định mức trong chuẩn bị giờ lên lớp (soạn giáo án), giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm...;

Số lượng giáo viên phụ thuộc chính vào số dân của mỗi phường ( xã), phụ thuộc vào số lớp học, số học sinh của từng trường, phụ thuộc vào thời lượng tổ chức dạy học của mỗi nhà trường. Bên cạnh đó, số lượng giáo viên còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như chỉ tiêu biên chế của từng trường, sự quan tâm về chế độ chính sách đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên, dù trong điều kiện nào, muốn đảm bảo hoạt động giảng dạy thì trách nhiệm của người quản lý phải quan tâm đến việc giữ vững cân bằng động về số lượng giáo viên, đảm bảo số giáo viên đó phải đáp ứng được yêu cầu dạy học trong giai đoạn mới.

1.5.3.2. Đồng bộ về cơ cấu (độ tuổi, giới tính, chuyên môn, trình độ đào tạo)

Theo Đại từ điển Tiếng Việt “ cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện các chức năng của chỉnh thể”. Có thể hiểu cơ cấu đội ngũ giáo viên là một thể thống nhất hoàn chỉnh, bao gồm:

- Về độ tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh tình trạng “ lão hóa” trong đội ngũ giáo viên, tránh sự hụt hẫng về đội ngũ giáo viên trẻ kế cận, cần có thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệ giáo viên.

- Về giới tính: Đặc thù của đội ngũ giáo viên tiểu học là sự chênh lệch về giới tính, đa số là nữ. Vì vậy cần đảm bảo tương đối số giáo viên nam ở mỗi đơn vị nhà trường.

- Về chuyên môn, trình độ đào tạo: Đảm bảo tỷ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn được đào tạo phù hợp với nhiệm vụ phân công như dạy các môn văn hóa khác với các môn năng khiếu ( Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục).

Như vậy, cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về cơ cấu chuyên ngành, độ tuổi, giới tính, chuyên môn nghiệp vụ ... hay nói cách khác tạo ra ê kíp đồng bộ, đồng tâm nhất có khả năng hỗ trợ bù đắp cho nhau về mọi mặt.

1.5.3.3 . Nâng cao về chất lượng

Chất lượng: thể hiện bằng phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Theo GS. Nguyễn Đức Chính: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, đều có điều kiện và mục tiêu phát triển riêng và khi đạt được mục tiêu đề ra tức là đã đảm bảo được chất lượng.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổingày (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)