Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và là một trong năm tiêu chí đánh giá thi đua của các phòng GD&ĐT. Việc tăng cường đầu tư xây dựng trường, lớp, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học ở Hưng Yên luôn được các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ. Hiện nay, cơ sở vật chất các trường tiểu học đã
65%) trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Có huyện đạt 100% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia như huyện Văn Lâm, huyện Mỹ Hào. Đây là một trong những sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường, sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy Đảng chính quyền. Tuy nhiên tỷ lệ số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Hưng Yên so với 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng còn là một khoảng cách khá xa.
Năm học 2012-2013, toàn tỉnh có 2518 phòng học trong đó có 2221 phòng kiên cố cao tầng. So với nhu cầu thực tế còn thiếu 273 phòng học, chưa kể phòng chức năng. Điều đó cho thấy cơ sở vật chất của các trường TH Hưng Yên còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các phòng học được xây từ chương trình kiên cố hóa trường, lớp có diện tích nhỏ, khi triển khai theo mô hình trường học kiểu mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh không đảm bảo.
Bảng số 2.7a. Thống kê cơ sở vật chất ( số phòng học)
Quận/Huyện Số Đ.Tr Số lớp Phòng học TSố Lớp ghép Trên C4 Cấp 4 Dưới C4 Thiế u TS Xây mới TS Xây mới Ân Thi 9 295 0 242 24 46 1 0 15 Khoái Châu 2 400 0 352 20 28 0 0 28 Kim Động 16 291 0 238 12 39 0 0 15 Mỹ Hào 10 234 0 185 20 17 0 0 32 Phù Cừ 9 183 0 152 0 10 0 0 23 Tiên Lữ 20 290 0 206 14 52 0 0 33 Hưng Yên 5 221 0 227 28 5 0 0 0 Văn Giang 0 256 0 166 14 47 0 0 43 Văn Lâm 9 253 0 202 0 9 3 0 42 Yên Mỹ 8 334 0 251 20 44 1 0 42 Cộng 88 2757 0 2221 152 297 5 0 273
Bảng số 2.7b. Thống kê cơ sở vật chất ( số phòng chức năng) Quận/Huyện Số phòng chức năng BGH VP Thư viện GDNT Đội Y tế TB- ĐDDH Phòng Nhà VS H ỗ t rợ K T TT -B ảo vệ Ân Thi 33 21 21 12 21 21 21 5 42 2 10 Khoái Châu 47 28 30 25 25 25 29 15 58 3 19 Kim Động 31 20 25 16 19 19 19 0 51 0 13 Mỹ Hào 25 14 17 20 13 13 13 3 34 2 10 Phù Cừ 23 15 15 9 14 15 15 0 33 0 5 Tiên Lữ 27 18 18 13 18 17 18 6 47 2 7 Hưng Yên 24 13 12 10 11 11 12 6 37 1 10 Văn Giang 23 11 11 10 10 11 12 2 44 0 11 Văn Lâm 22 14 14 11 12 12 13 7 43 0 16 Yên Mỹ 34 20 21 8 20 20 20 13 57 0 10
(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)
Khi triển khai dạy học 2 buổi/ngày, ngoài việc đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên thì rào cản lớn nhất là cơ sở vật chất của các nhà trường. Yêu cầu tối thiểu của việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày là tỷ lệ phòng học/lớp phải đạt 1,0. Hiện nay, số lượng phòng học toàn tỉnh còn thiếu 273 phòng chưa kể phòng chức năng. Có những đơn vị phải sử dụng cả phòng chức năng làm phòng học. Có trường khó khăn đến mức thiếu cả khu hiệu bộ dành cho Ban giám hiệu nhà trường ( đơn vị huyện Khoái Châu, TP Hưng Yên).
Để triển khai dạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh tiểu học đồng nghĩa với việc trẻ em cả ngày ở trường. Như vậy, trẻ em phải có chỗ học, chỗ vui chơi giải trí, chỗ nghỉ ngơi đảm bảo. Điều đó có nghĩa sẽ ảnh hưởng đến diện tích của các nhà trường, liên quan đến quy hoạch tổng thể của nhà trường, của địa phương. Bên cạnh đó, chất lượng phòng học nhiều nơi xuống cấp, diện tích phòng học nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của mô hình mới.
Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là yêu cầu của ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh tiểu học, là nhu cầu tất yếu của các gia đình trong xu thế chung hiện nay. Thực tế, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như đội ngũ, cơ sở vật chất. Theo lộ trình đến năm 2018 có 90% số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Như vậy để đáp ứng mục tiêu đề ra, ngành giáo dục phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu trong lộ trình đặt ra.
2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên của các trƣờng tiểu học tỉnh Hƣng Yên
2.3.1. Về số lượng
Theo Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường TH đạt mức chất lượng tối thiểu, đạt chuẩn quốc gia: Đối với trường tiểu học dạy một buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,2 giáo viên/lớp; đối với trường tiểu học dạy hai buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,5 giáo viên/lớp. Định mức trên bao gồm giáo viên dạy văn hóa và giáo viên dạy năng khiếu, chưa kể giáo viên dạy các môn tự chọn. Số lượng giáo viên của tỉnh Hưng Yên trong 3 năm qua ở các đơn vị như sau:
Bảng số 2.8. Số lượng giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2010-2011
TT Quận/Huyện
Số giáo viên Loại hình đào tạo
TSố Biên chế Nữ GV/L TH AN MT TD Tin NN 1 Ân Thi 432 408 390 1.40 387 23 25 2 0 0 2 Khoái Châu 501 447 479 1.30 415 32 30 3 14 30 3 Kim Động 389 343 361 1.30 339 23 26 0 0 0 4 Mỹ Hào 359 310 339 1.50 320 15 18 1 1 2 5 Phù Cừ 257 241 237 1.41 221 15 15 0 0 0 6 Tiên Lữ 438 389 399 1.53 384 20 25 2 1 6 7 Văn Lâm 312 289 297 1.32 284 18 18 1 0 0 8 Văn Giang 322 297 306 1.30 274 17 20 7 0 0 9 Yên Mỹ 492 438 422 1.46 402 28 28 2 0 1 10 Hưng Yên 341 307 323 1.58 307 18 17 4 2 0 END Cộng 3843 3469 3553 1.42 3333 209 222 22 18 39
Bảng số 2.9. Số lượng giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2011-2012
TT Quận/Huyện
Số giáo viên Loại hình đào tạo
TSố Biên chế Nữ GV/L TH AN MT TD Tin NN 1 Ân Thi 444 434 396 1.40 394 23 25 2 0 0 2 Khoái Châu 532 470 480 1.30 422 32 31 3 14 30 3 Kim Động 395 385 364 1.30 344 23 28 0 0 0 4 Mỹ Hào 359 308 342 1.50 321 16 18 1 1 2 5 Phù Cừ 259 254 239 1.41 229 15 15 0 0 0 6 Tiên Lữ 438 403 398 1.53 384 21 24 2 1 6 7 Văn Lâm 323 311 297 1.32 285 19 18 1 0 0 8 Văn Giang 324 311 305 1.30 277 19 21 7 0 0 9 Yên Mỹ 473 438 426 1.46 411 28 31 2 0 1 10 Hưng Yên 343 320 324 1.58 303 17 17 4 2 0 EN D Cộng 3890 3634 3571 1.40 3370 213 228 22 18 39
(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)
Bảng số 2.10. Số lượng giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2012-2013
TT Quận/Huyện
Số giáo viên Loại hình đào tạo
TSố Biên chế Nữ GV/L TH AN MT TD Tin NN 1 Ân Thi 459 446 402 1.56 409 23 25 2 0 0 2 Khoái Châu 527 461 450 1.25 412 32 33 9 12 29 3 Kim Động 408 387 371 1.40 352 25 27 4 0 0 4 Mỹ Hào 385 306 359 1.65 333 17 19 9 2 5 5 Phù Cừ 260 260 226 1.42 226 15 15 4 0 0 6 Tiên Lữ 448 411 383 1.54 381 20 27 3 1 16 7 Hưng Yên 344 331 328 1.56 302 17 16 5 2 2 8 Văn Giang 342 315 321 1.32 292 18 21 6 2 3 9 Văn Lâm 346 328 308 1.37 301 19 20 5 0 1 10 Yên Mỹ 472 458 431 1.41 412 29 26 5 0 0 END Cộng 3991 3703 3579 1.44 3420 215 229 52 19 56
Nhìn vào các bảng 2.8, 2.9, 2.10 ta thấy hiện nay tỷ lệ giáo viên/lớp của toàn tỉnh là 1.44 song tỷ lệ đó chưa đồng đều ở các huyện. Một số huyện tỷ lệ GV/lớp cao như huyện Ân Thi, Mỹ Hào, Tiên Lữ, TP Hưng Yên song có những huyện tỷ lệ GV/lớp quá thấp như huyện Khoái Châu, Văn Lâm, Văn Giang. Một số đơn vị, trong 3 năm liền tỷ lệ giáo viên/lớp tăng không đáng kể như huyện Văn Lâm, Văn Giang. Đặc biệt, có những huyện do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan song tỷ lệ giáo viên/lớp lại giảm đi như huyện Khoái Châu, Yên Mỹ.
3750 3800 3850 3900 3950 4000 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Tổng số GV
Biểu đồ 2.2. Số lượng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên trong 3 năm gần đây
Nhìn vào biểu đồ ta thấy số lượng giáo viên TH Tỉnh Hưng Yên trong 3 năm qua tăng ở mức độ không cao. Năm học 2010-2011, số GV toàn tỉnh là
3843GV; năm học 2011-2012 số GV toàn tỉnh là 3890 ( tăng 47 GV); năm học 2012-2013, số GV tăng thêm 101 GV nâng tổng số GV toàn tỉnh là 3991. Tiến tới việc dạy 2 buổi/ngày, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh tiểu học thì chủ trương của ngành tiến tới dạy cả môn Ngoại ngữ và Tin học. Hiện nay, toàn tỉnh đang thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2008- 2020 song số lượng giáo viên còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Một số huyện do thiếu giáo viên ngoại ngữ phải hợp đồng với những giáo viên mới ra trường, có huyện thiếu phải hợp đồng với cả giáo viên cấp THCS chưa có biên chế hoặc 2 trường hợp đồng chung 1 giáo viên dẫn đến khó khăn trong việc phân công chuyên môn.
Bên cạnh đó số giáo viên chuyên Thể dục thiếu nhiều so với quy định. Có huyện như Phù Cừ, trong 3 năm không tăng được số giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật nên đa số các nhà trường dạy học 2 buổi/ngày đều phải tăng số tiết đối với giáo viên. Theo quy định, giáo viên tiểu học nếu làm công tác chủ nhiệm thì dạy không quá 23 tiết/tuần song thực tế nhiều đơn vị phải bố trí giáo viên dạy tới 30, 31 tiết/tuần. Khó khăn nhất là phân công giáo viên đi tập huấn hoặc tham gia công tác thanh tra ở các cấp. Nhiều giáo viên phải dạy nhiều giờ trong ngày, trong tuần đã phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe đồng thời không có điều kiện để giáo viên nghiên cứu chuyên sâu phục vụ việc giảng dạy, giáo dục.
2.3.2. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên
2.3.2.1. Về cơ cấu độ tuổi
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ của Sở GD&ĐT, đội ngũ giáo viên các trường TH tỉnh Hưng Yên đã có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng theo hướng trẻ hóa.
Bảng số 2.11. Số lượng và tỷ lệ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên phân chia theo độ tuổi
Năm học Tổng số giáo viên Tuổi < 30 30 < Tuổi < 50 Tuổi > 50 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
2010-2011 3843 760 19.8 2545 66.2 538 14
2011-2012 3890 781 20.1 2584 66.4 525 13.5
2012-2013 3991 830 20.8 2635 66 526 13.2
(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)
Ở độ tuổi trên 50, số giáo viên chiếm tỷ lệ trên 13% ( từ 13,2% đến 14%). Đây là số giáo viên có thâm niên nghề nghiệp cao, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Tuy nhiên số giáo viên này do tâm lý lứa tuổi nên việc tiếp cận công nghệ thông tin còn chậm, ngại thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, một bộ phận chưa chuẩn về trình độ đào tạo nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung.
Số giáo viên có độ tuổi từ trên 30 đến dưới 50 chiếm tỷ lệ cao (trên 66%). Đây là lực lượng nòng cốt, phần lớn giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Ở độ tuổi này đã chín muồi về kỹ năng nghệ nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ đã được khẳng định. Đội ngũ này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng mạh mẽ đến chất lượng giảng dạy của cả đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, hàng năm cần phân loại đội ngũ giáo viên này theo các tiêu chí khác nhau như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng về ngoại ngữ, tin học…để có những hình thức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày trong giai đoạn hiện nay .
Số giáo viên dưới 30 tuổi trong những năm gần đây đã tăng đáng kể, chiếm tỷ lệ 20%. Số giáo viên ở độ tuổi này tuy không nhiều nhưng lại là lực lượng hết sức quan trọng trong đội ngũ chung của các nhà trường. Với sức trẻ, lòng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại, cơ bản có trình độ ngoại ngữ, tin học, đội ngũ giáo viên này sẽ là nguồn bổ sung thay thế, kế cận kịp thời đội ngũ giáo viên trên 50 tuổi. Tuy nhiên,
hạn chế lớn nhất của số giáo viên dưới 30 tuổi là thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Đây là một trong những yêu cầu đối với các nhà quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn vững vàng kèm cặp, giúp đỡ để đội ngũ giáo viên này được nâng cao tay nghề.
2.3.2.2. Về thâm niên giảng dạy
Bảng số 2.12. Số lượng và tỷ lệ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên phân chia theo thâm niên giảng dạy
Năm học Tổng số giáo viên
< 5 năm Từ 5-10 năm Từ 11-30 năm > 30 năm
SL % SL % SL % SL %
2010-2011 3843 634 16.5 861 22.4 1718 44.7 630 16.4
2011-2012 3890 692 17.8 906 23.3 1673 43 619 15.9
2012-2013 3991 742 18.6 954 23.9 1692 42.4 603 15.1 (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)
Kết quả thống kê trên cho thấy: Số giáo viên có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm tỷ lệ trên 16% ( từ 16,5% đến 18,6% ). Số giáo viên này mới được tuyển dụng hoặc hợp đồng trong vòng 4 năm trở lại đây. Tuy họ có sức trẻ và lòng nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, còn hạn chế về kỹ năng sống, phẩm chất chính trị chưa thật ổn định. Vì vậy các nhà quản lý cần quan tâm giám sát và có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để đội ngũ giáo viên trẻ phát huy được thế mạnh của mình.
Số giáo viên có thâm niên từ 5 -10 năm công tác chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số giáo viên. Đây là điều kiện thuận lợi trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán, thuận lợi cho công tác quy hoạch phát triển cán bộ nguồn.
dạy, học tập. Số giáo viên có thâm niên công tác trên 30 năm không nhiều song đây là những giáo viên đều trên 50 tuổi. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác giảng dạy và ảnh hưởng đến chất lượng chung của các trường.
2.3.2.3. Về cơ cấu giới tính
Cơ cấu đội ngũ phân chia theo giới tính trong một bộ máy tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động mà bản thân mỗi cá nhân, tổ chức đó mang lại. Tuy nhiên cần phải xem xét, phân tích đặc thù của từng ngành nghề, từng công việc cụ thể để đánh giá mức độ tác động của yếu tố giới tính đến công việc của tổ chức, cá nhân đó như thế nào.
91.4%
8.6%
Nam Nữ
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nam/nữ trung bình của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên từ năm 2010-2013
Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ giáo viên nữ so với nam chênh lệch quá