Vị trí và vai trò của giáo viên tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổingày (Trang 26 - 29)

1.3.1. Một số đặc điểm của trường tiểu học

- Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục. Trường tiểu học công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

Trường tiểu học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước.

Trường tiểu học do Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là cấp huyện) quản lí.

Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với mọi loại hình trường, lớp tiểu học và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học trên địa bàn.

- Trường tiểu học là nơi qu ản lý và chỉ đạo trực tiếp giáo viên và học sinh theo đúng quy định tại Điều lệ trường Tiểu ho ̣c. Cụ thể: Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học; huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng; nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường; xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục; quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục; tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh góp phần thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục; thực hiện quy chế kiểm tra, thi cử theo thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ khác của trường Tiểu học theo quy định của pháp luật.

1.3.2. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giáo viên tiểu học

Giáo dục tiểu học là một bậc học khởi đầu của giáo dục phổ thông. Theo Luật Giáo dục, trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đều bắt buộc vào bậc tiểu học. Tuổi học sinh bắt đầu học lớp 1 là 6 tuổi, lúc này trẻ bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới – giai đoạn học tập.

Giáo dục tiểu học nhằm đạt đến mục tiêu: “ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở” . Có thể nói bậc tiểu học như nền nhà của ngôi nhà kiến thức mỗi con người. Cái nền ấy vững chắc hay không vững chắc sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng, sự tồn tại của ngôi nhà. Chính vì vậy, giáo dục tiểu học đòi hỏi sự công phu, cẩn thận, tỷ mỉ hơn lúc nào hết. Do vậy lao động sư phạm của giáo viên tiểu học cũng mang những đặc thù riêng biệt.

Điều 17, chương II, Điều lệ trường tiểu học quy định: “ Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn học”. Thực tế, hầu hết giáo viên tiểu học phải dạy nhiều môn học ở cùng một khối lớp hoặc dạy ở nhiều khối khác nhau. Do đó đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải năng động, có kiến thức mới thích ứng được yêu cầu của cấp học.

Hiện nay, giáo viên tiểu học có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng bậc tiểu học trở thành bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, trang bị những cơ sở ban đầu để phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam tương lai. Điều 15, Luật Phổ cập Giáo dục tiểu học quy định: “ Giáo viên tiểu học phải được tuyển chọn, đào tạo theo tiêu chuẩn đạo đức, tác phong, chuyên môn, nghiệp vụ do Nhà nước quy định”.

Giáo viên tiểu học có vị trí, vai trò quan trọng như vậy đòi hỏi người giáo viên phải làm tốt các nhiệm vụ sau đây:

lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.

- Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổingày (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)