- Điều khoản về bảo hiểm cho ngời lao động: Phải theo qui định của Bộ
4. Những đánh giá chung về tình hình xuất khẩu sức lao động sang khu vực Đông Bắc á :
4.1 Về chất lợng hàng hoá sức lao động của Việt Nam:
Nhìn chung, tu nghiệp sinh của Việt Nam đợc chủ sử dụng đánh giá là những lao động cần cù, chịu khó. Một số có tay nghề kỹ thuật cao. Song số lao động này không nhiều, lao động có trình độ chuyên môn còn ít. Thực tế cho thấy lao động xuất khẩu của ta vừa thừa lại vừa thiếu. Nhiều doanh nghiệp mặc dù đã ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác song lại không thực hiện đợc, không tuyển chọn đợc số lợng theo quy định. Hệ thống các cơ sở đào tạo còn manh mún, thiếu sự thống nhất trong quản lý chỉ đạo. Nhiều bất cập giữa khả năng cung và cầu về quy mô, cơ cấu và chất lợng đáp ứng nhu cầu thị trờng.
Nếu nh thị trờng Hàn Quốc chỉ đòi hỏi lao động phổ thông hoặc tay nghề thấp thì tại Đài Loan, lao động thờng làm trong các nhà máy với dây truyền thiết bị hiện đại, đòi hỏi lao động không chỉ có sức khoẻ tốt có ngoại ngữ mà còn phải có trình độ học vấn nhất định để nhanh chóng tiếp thu sử dụng các thiết bị công nghệ cao.
Có thể thấy rằng chất lợng hàng hóa sức lao động của Việt Nam còn thấp kém so với sức lao động của các nớc thuộc khu vực nh Thái Lan, Philippin,
Indonesia, Trung Quốc... Những biểu hiện thua kém về chất lợng là sức bền bỉ, dẻo dai trong công việc, trình độ nghề nghiệp, khả năng về ngoại ngữ, sự thích ứng và nhạy bén với điều kiện làm việc và điều kiện sinh hoạt của ngời lao động. Một bộ phận tu nghiệp Việt Nam sinh nhận thức về quan hệ chủ thợ không rõ, ý thức kỷ luật và chấp hành hợp đồng tu nghiệp còn yếu, nhiều tr- ờng hợp tự ý bỏ hợp đồng trốn ra ngoài sống bất hợp pháp gây ảnh hởng xấu đến bộ mặt chung của tu nghiệp sinh ta. Nguyên do của tình trạng này là việc chuẩn bị của các doanh nghiệp cũng nh ngời lao động về các yếu tố trên đây còn vội vàng và không đầy đủ. Ngoài ra hệ thống giáo dục quốc dân tuy đã có những chuyển biến trong cơ cấu đào tạo theo hớng chú trọng hệ thống trờng dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, song vẫn cha đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu thị trờng và của ngời sử dụng lao động.
Thực tiễn với hơn 100 doanh nghiệp đã đa lao động sang làm việc tại Đài Loan, song cũng chỉ có 20% doanh nghiệp đã tạo đợc uy tín cần thiết chủ động đợc nguồn lao động tuyển chọn, ổn định đợc đối tác và mở rộng phạm vi hoạt động. Song việc đầu t nghiên cứu thị trờng, công tác tổ chức cho lao động làm việc tại Đài Loan của các doanh nghiệp còn hạn chế, không ít doanh nghiệp có đơn đặt hàng song thiếu lao động hội tụ đủ tiêu chuẩn, đặc biệt trong lĩnh vực
điện tử và dịch vụ.
Bên cạnh vấn đề tay nghề, ngoại ngữ, sức khoẻ của lao động cũng là một vấn đề cần đợc nói tới. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam hiện nay còn kém so với các nớc trong khu vực về cân nặng, chiều cao, sức bền, trong khi chiều cao trung bình của ngời Việt Nam là 1.47m, cân nặng 34.4kg, thì các con số t- ơng ứng của ngời Phlippin là 1.53m; 45.5kg; ngời Nhật là 1.64m; 53.3kg. Lao động của ta xuất khẩu sang thị trờng Đông Bắc á nếu thời gian trớc sức khoẻ
lao động không đạt phần lớn là do viêm gan B thì nay chủ yếu không đạt do lao động mắc ký sinh trùng.
Mặt khác, kỷ luật của lao động còn cha cao. Đại bộ phận tu nghiệp sinh có xuất xứ từ nông thôn nên còn mang nặng tác phong sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Nhiều trờng hợp mâu thuẫn giữa chủ và thợ tại các xí nghiệp bạn đều có nguyên nhân ban đầu là ý thức kỷ luật lao động kém của bản thân tu nghiệp sinh. Một số khác thì có hiện tợng ăn cắp tại các nhà hàng, siêu thị (Nhật Bản ); thành lập băng nhóm tội phạm (Hàn Quốc)…
Tóm lại, việc nâng cao chất lợng hàng hoá sức lao động là một việc cần làm đầu tiên nếu chúng ta muốn đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động ra nớc ngoài. Bởi lẽ, nó không chỉ ảnh hởng đến cơ hội việc làm và thu nhập của lao động mà còn ảnh hởng đến hiệu quả, sức cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu sức lao động nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung.