Các quy định về chế định miễn chấp hành hình phạt trong luật hình sự Inđônêxia

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 39 - 42)

b) Phân biệt miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt

1.3.4. Các quy định về chế định miễn chấp hành hình phạt trong luật hình sự Inđônêxia

luật hình sự Inđônêxia

Trong bộ luật của Inđônêxia không quy định về khái niệm của tội phạm mà chỉ quy định về đối tượng áp dụng của pháp luật hình sự Inđônêxia, như vậy pháp luật hình sự Inđônêxia được áp dụng đối với bất kỳ người nào đã phạm một tội bị quy định là phải chịu hình phạt.

Bộ luật hình sự Inđônêxia cũng quy định về vấn đề miễn, giảm, tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng không quy định trong luật chế định miễn

chấp hành hình phạt. Các tình tiết miễn, giảm trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Inđônêxiacũng quy định như sau:

+ Lý do mắc bệnh tâm thần: Người nào thực hiện hành vi phạm tội với

tư cách là kết quả của sự khuyết tật trong năng lực tâm thần của mình thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 44). Trong trường hợp này, Tòa

án sẽ buộc người bị bệnh tâm thần phải chữa bệnh trong cơ sở chữa bệnh với thời hạn không quá 1 năm.

+ Lý do về độ tuổi: Người chưa đủ 15 tuổi phạm một tội được pháp luật quy định thì tòa án có quyền quyết định hoặc đưa người phạm tội về với cha mẹ hoặc người giám hộ để chăm sóc, giáo dục hoặc đưa vào cơ sở giáo dưỡng của nhà nước mà không áp dụng hình phạt (Điều 45).

Trường hợp người phạm tội bị đưa vào cơ sở giáo dưỡng của nhà nước thì trong mọi trường hợp, biện pháp này chỉ áp dụng cho đến khi người này đủ 18 tuổi (Điều 46).

Đối với người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi phạm tội, khi kết án, theo quy định tại Điều 47, tòa án phải giảm 1/3 mức án tương ứng với trường hợp người phạm tội đã thành niên. Nếu tội mà người này phạm có mức án là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức án tối đa áp dụng cho người này là 15 năm. Các hình phạt bổ sung như tước quyền công dân và công khai lý lịch tư pháp sẽ không bị áp dụng.

+ Lý do bất khả kháng: Người phạm tội với tư cách là kết quả của trường hợp bất khả kháng thì không phải chịu hình phạt.

+ Lý do phòng vệ: Người thực hiện hành vi cần thiết để bảo vệ thân thể, danh dự hoặc tài sản của mình hoặc của người khác nhằm chống lại sự tấn công trái pháp luật đang hiện hữu và trực tiếp thì không phải chịu hình phạt. Trường hợp vượt quá ở mức độ nhất định giới hạn của trường hợp phòng vệ vừa nêu với tư cách là kết quả của cảm xúc gây ra bởi hành vi tấn

công trái pháp luật của người khác thì người gây thiệt hại cũng không phải chịu hình phạt (Điều 49).

+ Lý do thi hành pháp luật: Người thực hiện hành vi gây thiệt hại với tư cách là kết quả của việc thi hành pháp luật thì cũng không phải chịu hình phạt. Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự thì "Người thực hiện một lệnh

do cấp có thẩm quyền ban hành thì cũng không bị coi là phạm tội và cũng không phải chịu hình phạt". Tuy nhiên, một lệnh được ban hành trái pháp luật

không là điều kiện để miễn trừ trách nhiệm cho người chấp hành lệnh này trừ khi người thực thi lệnh này tin tưởng một cách ngay tình rằng đó là một lệnh hợp pháp…

Có thể thấy rằng, chế định về tội phạm và trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự của các nước nói trên cũng tương đồng với Bộ luật hình sự của Việt Nam, bao gồm các nội dung cơ bản như: quan niệm và phân loại tội phạm; quan niệm về lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội; năng lực trách nhiệm hình sự; các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm hình sự; các giai đoạn thực hiện tội phạm; vấn đề đồng phạm…

Tuy nhiên, đi vào chi tiết thì quy định cụ thể của mỗi quốc gia có sự khác nhau nhất định.

Ví dụ, pháp luật hình sự Thái Lan quy định cả tội phạm đối với một số hành vi phạm tội mà không đòi hỏi người thực hiện hành vi phải có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên loại tội phạm này có phạm vi khá hạn chế và hình phạt đối với loại tội này thường là nhẹ. Bên cạnh đó, chế định phạm tội có tổ chức không được quy định trong pháp luật hình sự Thái Lan trong khi chế định này được quy định phố biến trong luật của các quốc gia còn lại;

Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong pháp luật của mỗi quốc gia cũng khác nhau. Tuy nhiên, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong pháp luật của các quốc gia này khá thấp. Ví dụ như trong pháp luật Malaixia quy định người không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự là 10 tuổi, pháp luật Singapo

là dưới 7 tuổi, Thái lan là 7 tuổi, và pháp luật Inđônêxia không quy định rõ về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng có quy định người dưới 15 tuổi mà phạm tội thì cách xử lý sẽ khác đối với người từ đủ 15 tuổi trở lên phạm tội.

Các quốc gia đều quy định trường hợp phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là tình tiết miễn trừ trách nhiệm hình sự. Trong đó, pháp luật của Malaixia và Singapo quy định chi tiết hơn pháp luật của các nước còn lại về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm hình sự.

Về hệ thống hình phạt thì trong các quốc gia kể trên chỉ có Philíppin là đã bỏ hình phạt tử hình. Hình phạt tù và phạt tiền được áp dụng phổ biến trong tất cả các quốc gia ASEAN.

Đối với chế định miễn chấp hành hình phạt thì các quốc gia kể trên không quy định cụ thể về chế định này thành một điều luật riêng biệt mà chủ yếu quy định về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm hình sự như đã trình bày ở phần trên. Có thể nói đây là chế định rất tiến bộ của các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là điểm rất đáng nghiên cứu, tham khảo khi hoàn thiện pháp luật hình sự của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)