Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 79 - 82)

b) Phân biệt miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt

2.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Một là, việc hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung và các biện pháp tha miễn trong luật hình sự nói riêng được Đảng và Nhà nước quan tâm thích đáng

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" đã xác định mục tiêu chiến lược là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước các cơ quan tư pháp đã cải cách tổ chức, hoàn thiện thể chế hình sự, dân sự, thủ tục tư pháp và các thiết chế bổ trợ tư pháp mà trung tâm là Tòa án, nâng cao được sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp nên về cơ bản các quy định của pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng ngày càng được hoàn thiện. Tại Bộ

luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 đã có nhiều các điều luật được bổ sung mới và cả những điều luật trong các lĩnh vực mới như môi trường, chứng khoán… nhưng theo hướng thể chế hóa chính sách hình sự nhân đạo hơn đã góp phần cơ bản trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật và pháp luật ngày càng đi sâu vào đời sống của nhân dân.

Cùng với việc đổi mới các quy định của Bộ luật hình sự, chủ trương của Đảng và Nhà nước là ngày càng hoàn thiện các quy định về các biện pháp tha miễn trong luật hình sự. Đây có thể nói là các biện pháp thể hiện đầy đủ nhất bản chất nhân đạo của Nhà nước ta, phương châm xử lý người phạm tội là "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố, chống đối, lưu manh, tái phạm nguy hiểm"… nhưng vẫn "khoan hồng với người tự thú, thành khẩn khai báo tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra" [17, khoản 2 Điều 3]. Việc hoàn thiện chế định miễn chấp hành hình phạt từ Bộ luật hình sự năm 1985 đến Bộ luật hình sự năm 1999 có thể nói là một bước nhảy vọt ngay cả về quy định lẫn trình độ lập pháp. Với chế định miễn chấp hành hình phạt mới Nhà nước ta đã thể hiện được sự khoan hồng đối với người phạm tội, tạo cơ hội cho họ sớm thích nghi hòa nhập với cộng đồng, phấn đấu lập công chuộc tội, trở thành người có ích cho xã hội. Với tư tưởng trên của Đảng và Nhà nước, chế định miễn chấp hành hình phạt trên thực tế ngày càng phát triển, như là chỗ dựa tinh thần để người phạm tội cố gắng cải tạo, lập công… để sớm hòa nhập với cộng đồng.

Hai là, tổ chức của các cơ quan tư pháp ngày càng hoàn thiện

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước chú trọng đến việc cải cách tổ chức của cơ quan tư pháp. Các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án từng bước được sắp xếp lại cộng với việc tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo hiệu quả đáng kể cụ thể là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đều có những bước tiến mới đáng ghi nhận: giảm số vụ án phải điều tra, truy

tố xét xử lại; hạn chế việc làm oan người vô tội, thời hạn quy định trong bộ luật tố tụng không bị vi phạm. Bên cạnh đó cơ cấu hoạt động của cơ quan thi hành án nói chung và thi hành án hình sự nói riêng cũng được củng cố. Việc quản lý, giáo dục người phạm tội cũng đạt được những kết quả tích cực; nhiều phạm nhân tích cực cải tạo và được hưởng khoan hồng của Nhà nước; không những thế có nhiều phạm nhân còn nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và đạt được những thành tích đáng kể trong phát triển kinh tế cũng như bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương. Đây là những kết quả đáng kể trong việc hoàn thiện tổ chức các cơ quan tư pháp và cũng là tiền đề cho hiệu quả của việc thực hiện chế định miễn chấp hành hình phạt trong nhiều năm gần đây. Bên cạnh đó các cơ quan tư pháp còn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề án phục vụ yêu cầu của cải cách tư pháp, trong đó tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện các đề án theo sự phân công cua Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp để trình các cơ quan có thẩm quyền và tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án này góp phần chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc tạo được kết quả đáng kể trong hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Ba là, đội ngũ cán bộ tư pháp có sự trưởng thành về số lượng và chất lượng

Việc bổ sung đội ngũ cán bộ tư pháp không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng đã tạo hiệu quả cho việc thực thi pháp luật. Công tác quy hoạch, đánh giá, luân chuyển, đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp được thực hiện đồng bộ và khá bài bản. Nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan tư pháp là xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh. Đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị trong việc tuyển dụng, đề bạt, tuyển chọn và bổ nhiệm các chức danh tư pháp, không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị kết hợp giữa việc cải thiện chính sách đãi ngộ cán bộ công chức với việc xử lý nghiêm minh mọi sai phạm của cán bộ đã từng bước

nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức. Việc đào tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị được đẩy mạnh, góp phần tích cực vào quá trình chuẩn hóa từng bước đội ngũ cán bộ tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật như luật sư, công chứng đã góp phần làm cho hoạt động tư pháp được chuẩn hóa hơn.

Hoạt động tư pháp đã có những kết quả nhất định từ những đổi mới nêu trên. Cùng với đó, chế định miễn chấp hành hình phạt cũng có những thành quả đáng kể và ngày càng phát triển, đi vào thực tiễn đời sống của nhân dân và là một trong những chế định quan trọng nhất của luật hình sự.

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)