Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 51 - 55)

b) Phân biệt miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt

2.1.1.3. Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong

chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt

Như vậy để được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại khoản này thì cần phải có đủ ba điều kiện sau:

Thứ nhất, người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng: theo hướng

dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì người bị kết án về tội ít nghiêm trọng (là tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù) đã được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt được miễn chấp hành hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại, nếu trong thời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt đã lập công và được Viện trưởng Viện kiểm sát đề nghị bằng văn bản cho miễn chấp hành hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại. Trong trường hợp này,

có sự khác biệt giữa người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt tù tại điểm này với người được hưởng án treo. Án treo cũng là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án sẽ miễn cho người bị kết án không phải chấp hành hình phạt tù nếu trong thời gian thử thách người đó không phạm tội mới. Theo quy định cũ tại khoản 1 Điều 44 thì đối với những người bị xử phạt tù không quá năm năm có thể xem xét để nếu có đủ các điều kiện do luật định thì cho hưởng án treo, nay theo quy định mới thì chỉ đối với những người bị xử phạt tù không quá ba năm mới có thể xem xét để cho hưởng án treo. Như vậy, khoản 1 Điều 44 được sửa đổi theo hướng hạn chế việc cho hưởng án treo, cho nên từ nay trở đi, việc xem xét để cho hưởng án treo phải được tiến hành chặt chẽ và thận trọng hơn, cụ thể là chỉ đối với những người bị phạt tù không quá ba năm, có thân nhân không xấu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và xét thấy không nhất thiết phải bắt họ chấp hành hình phạt tù mới đạt được tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung, thì mới cho hưởng án treo. Vì vậy, người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo không phải là đối tượng có thể được xem xét miễn chấp hành hình phạt theo điều khoản này.

Thứ hai, người bị kết án đã được hoãn chấp hành hình phạt tù theo

quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự. Theo quy định tại Điều 61 thì người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau: bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe hồi phục; Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ thì được hoãn đến một năm. Theo hướng dẫn tại Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân tối cao

giải đáp, hướng dẫn các vấn đề nghiệp vụ thì: Tại điểm d Mục 2 thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 30/6/1993 của Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Viện kiểm sát nhân dân tối cao "hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù" quy định: Một trong những lý do để Tòa án cho người bị kết án được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là "Người bị kết án bị ốm nặng". Người bị kết án ốm nặng là người bị kết án bị đau ốm tới mức không thể đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù được. Việc đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của họ và cần thiết phải cho họ được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để cho họ có điều kiện chữa bệnh (như bệnh ung thư, bị lao nặng, bị bại liệt…). Như vậy, điều kiện để cho người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là họ phải bị đau ốm tới mức không thể đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù được, việc đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của họ và cần thiết phải cho họ được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để cho họ có điều kiện chữa bệnh (như bị bệnh ung thư, bị lao nặng, bị bại liệt…). Như vậy, theo hướng dẫn trên đây thì không phải khi người bị kết án bị mắc một trong các bệnh lao, ung thư, bại liệt mới được coi là bị ốm nặng. Cần chú ý là ba loại bệnh đó chỉ là ví dụ, nếu người bị kết án mắc phải, thì được coi là ốm nặng. Trong thông tư sau khi viện dẫn ba loại bệnh đó còn có ba dấu chấm (…). Điều đó có nghĩa là ngoài ba loại bệnh đó còn có thể có nhiều loại bệnh khác (ví dụ như: xơ gan cổ chướng, AIDS…), nếu người bị kết án mắc phải các bệnh này thì cũng có thể coi là họ bị ốm nặng để xem xét cho họ hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên dù những người bị kết án mắc phải các bệnh này thì điều kiện đầu tiên để được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là họ phải bị đau ốm tới mức không thể đi chấp hành hình phạt được, việc đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của họ. Việc quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành hình

phạt tù trong các trường hợp này là nhằm tạo cho họ có điều kiện để chữa bệnh. Tòa án chỉ xem xét để quyết định việc có cho người bị kết án được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù khi đã có kết luận của giám định y khoa. Vì vậy, tùy trường hợp cụ thể mà Giám thị trại giam, Cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Tòa án tổ chức giám định sức khỏe của người bị kết án để có kết luận về bệnh trạng của họ (chi phí giám định do người bị kết án chịu). Ngoài ra, người bị kết án mắc phải một trong các bệnh như lao phổi, tràn dịch màng phổi, ung thư cơ, ung thư gan, bại liệt… là những bệnh nguy hiểm, thì Tòa án có thể xem xét cho người bị kết án được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cho đến khi người đó khỏi bệnh. Riêng đối với trường hợp người bị kết án bị nhiễm Vi rút HIV, thì chưa coi là bị bệnh nặng để được xem xét cho hoãn hoặc tạm đình chỉ việc chấp hành hình phạt tù, chỉ đến khi người bệnh đã chuyển sang giai đoạn AIDS (theo kết luận của bác sỹ), thì mới coi là bị bệnh nặng để xem xét cho hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Có 3 trường hợp có thể xảy ra là:

Có thai và sinh con; có thai nhưng không sinh con (do sẩy thai, khi sinh nở thì thai nhi bị chết…); khi án có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Do vậy, tùy từng trường hợp mà người có thẩm quyền quyết định thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù nhưng thời hạn tối đa là đến khi con đủ 36 tháng tuổi và thông thường là từ ba tháng đến một năm đối với phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ [24, tr. 145]

Là lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm. Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật lao động năm 1994 thì "người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng". Khái niệm "người lao động duy nhất trong gia đình tại Điều 61 Bộ luật hình sự có thể được xác định

là: trong gia đình người bị kết án phạt tù chỉ có một mình người bị kết án là thỏa mãn điều kiện nêu tại Điều 6 Bộ luật lao động" [40, tr. 219]. Như vậy, để được miễn chấp hành hình phạt tại khoản 3 Điều 57 với lý do là người lao động duy nhất trong gia đình chỉ cần một điều kiện là nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt. Do vậy, người sống độc thân bị kết án phạt tù (về tội ít nghiêm trọng) không thuộc diện xét miễn chấp hành hình phạt tù với lý do này.

Do nhu cầu công vụ là một lý do để miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật hình sự. Đây là trường hợp do nhu cầu công tác, học tập, chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu… vì lợi ích chung và thực sự cần thiết có sự tham gia của người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng. Để được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật hình sự với lý do này, cần phải có đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý nơi người bị kết án làm việc, học tập, công tác.

"Đã lập công" là trường hợp lập công lớn hoặc người bị kết án có

thành tích xuất sắc trong cuộc sống, trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận" [30, tr. 2].

Thủ tục quyết định miễn chấp hành hình phạt tù theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật hình sự cũng giống như trường hợp thứ nhất, theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Như vậy, Tòa án chỉ có thể xét và quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt cho người bị kết án theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Bộ luật hình sự khi có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát. Nhưng không phải cứ có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát là Tòa án phải ra quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt cho người bị kết án.

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)