Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 44 - 49)

b) Phân biệt miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt

2.1.1.1.Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm

hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt

Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật hình sự:

"Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội [17].

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật hình sự: "Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định" [17]

Trường hợp miễn chấp hành hình phạt này được áp dụng đối với những người bị kết án tù có thời hạn nhưng chưa chấp hành hình phạt. Đây được coi là điều kiện đầu tiên để được miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp này. Đối tượng có thể được miễn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp này là người bị kết án phạt tù có thời hạn. Điều luật không quy định là bị kết

án tù có thời hạn về tội gì cho nên việc miễn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp này không phụ thuộc vào việc họ bị kết án vào loại tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng. Theo ThS.. Mai Bộ: "Người bị kết án phạt tù chưa chấp hành hình phạt là người bị kết án phạt tù khi đang tại ngoại và đã bị Tòa án ra quyết định thi hành án nhưng được hoãn thi hành án. Đây là những người bị kết án phạt tù đang tại ngoại đã bị Tòa án ra quyết định thi hành án phạt tù nhung được hoãn chấp hành án phạt tù" [1, tr. 15]. Ngoài ra theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt khi có đủ các điều kiện:

Một là, "lập công lớn" hoặc "mắc bệnh hiểm nghèo"

"Lập công lớn" là những việc làm có ý nghĩa và hiệu quả lớn trong đời

sống, sản xuất, đấu tranh giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Cũng theo hướng dẫn này thì "Lập công lớn" được hiểu là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Những trường hợp lập công này chỉ được tính cho người bị kết án khi những công lao này của họ được lập sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Còn những công lao họ thực hiện trước đó chỉ có thể tính vào những tình tiết giảm nhẹ mà Tòa án áp dụng để làm căn cứ giảm hình phạt cho họ không được tính vào thành tích sau này để áp dụng trường hợp miễn chấp hành hình phạt do lập công lớn. Theo ThS. Mai Bộ:

Đã lập công chuộc tội là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm cho đến khi bị xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm), người phạm tội không những ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ

cơ quan có trách nhiệm phát hiện điều tra tội phạm do họ thực hiện, mà còn có những hành động giúp các cơ quan có thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn các tội phạm khác, tham gia phát hiện tội phạm, bắt kẻ phạm tội, có hành động thể hiện sự quên mình vì lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của người khác… được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng và chứng nhận [1, tr. 16]. Còn "Mắc bệnh hiểm nghèo" được hiểu là trường hợp theo kết luận

của bệnh viện cấp tỉnh trở lên thì người bị kết án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị. "Mắc bệnh hiểm nghèo" là một trong những căn cứ để miễn chấp hành hình phạt theo quy định

tại khoản 1 Điều 57 Bộ luật hình sự, còn người kết án bị bệnh nặng là một trong những căn cứ được hoãn chấp hành hình phạt tù quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61. Theo hướng dẫn của Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 30/6/1993 của Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh thi hành án phạt tù thì người bị kết án ốm nặng là người bị kết án bị đau ốm tới mức không thể đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù được. Việc đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của họ và cần thiết phải cho họ được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh (như bị bệnh ung thư, bị lao nặng, bị bại liệt…). Tòa án chỉ xem xét để quyết định việc có cho người bị kết án được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù khi đã có kết luận của giám định y khoa. Tình tiết "mắc bệnh hiểm nghèo" cũng là một trong các tình tiết để xét đặc xá cho những phạm nhân chấp hành hình phạt tù. Theo hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá trung ương thì người mắc bệnh hiểm nghèo là người mắc một trong các bệnh sau: ung thư, bại liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III hoặc suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có những nhiễm trùng cơ hội và có tiên

lượng xấu. Như vậy, theo hai hướng dẫn này thì có thể hiểu "mắc bệnh hiểm nghèo" và "bị bệnh nặng" là một và đều là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đối với người bị kết án.

Hai là, người bị kết án không còn nguy hiểm cho xã hội

Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Bộ luật hình sự thì Tòa án chỉ ra quyết định miễn chấp hành hình phạt cho người bị kết án khi lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền thì những người sau được coi là phần tử nguy hiểm cho xã hội: Người bị phạt tù về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; người đang chấp hành hình phạt tù chung thân, người bị phạt tù từ 10 năm trở lên về hành vi giết người, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, cướp tài sản, hiếp dâm; người là phần tử lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn, tái phạm nguy hiểm bị kết án về tội phạm nghiêm trọng. Như vậy có thể hiểu khái niệm người kết án không còn nguy hiểm cho xã hội là những người không thuộc các trường hợp nêu trên. Trong điều luật này trường hợp "người kết án không còn nguy hiểm cho xã hội" có nghĩa là trước khi họ lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì họ là đối tượng nguy hiểm cho xã hội, hành vi của họ thực hiện là vi phạm pháp luật hình sự, đáng bị xã hội lên án và phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trước đây đã lập công lớn hoặc họ mắc bệnh hiểm nghèo và hiện tại không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Việc không còn nguy hiểm cho xã hội của những người này được chứng minh bằng việc họ đã hoàn lương, chăm chỉ làm ăn, tham gia các hoạt động xã hội… hoặc do họ mắc bệnh hiểm nghèo không còn hoạt động được… Trong trường hợp này cần phân biệt trường hợp "người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành xong hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa…" trong miễn chấp hành hình

phạt với trường hợp "người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa" trong miễn trách nhiệm hình sự. Trong miễn trách nhiệm hình sự thì "người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa" phải do chuyển biến của tình hình, đó là những thay đổi về đời sống xã hội và chính những chuyển biến này làm cho bản thân người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, và sự thay đổi của tình hình ở đây phải xảy ra sau khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời tại thời điểm khi có sự chuyển biến của tình hình thì tội phạm và người đó thực hiện nhất thiết phải đang ở trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc xét xử. Về trường hợp này thì tại Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về miễn trách nhiệm hình sự có ví dụ về trường hợp người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội như sau:

Một người trộm cắp tài sản của công dân có giá trị một triệu đồng. Nếu tại thời điểm họ thực hiện hành vi trộm cắp đó, thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự, thế nhưng sau khi Viện kiểm sát truy tố ra trước Tòa án thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử họ đã lập công lớn trong việc dập tắt một đám cháy và đã bị thương tích nặng. Trong trường hợp này, họ có thể được miễn trách nhiệm hình sự vì bản thân họ không còn nguy hiểm cho xã hội nữa… [26].

Nếu như theo ví dụ trên đây thì việc chuyển biến của tình hình không phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn mà xuất phát từ ý chí chủ quan của người phạm tội, ở đây là vì do họ dập tắt được đám cháy và bị thương tích nên họ không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Tuy nhiên, cũng có cách hiểu khác về vấn đề này, sự chuyển biến của tình hình phải là do ngẫu nhiên. Ví dụ, một người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản tại có giá trị 500.000 đồng tại thời điểm trước khi sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1999. Sau khi sửa đổi xong thì mới đưa ra xét xử và theo như Bộ luật hình sự mới được sửa đổi bổ sung thì hành vi trộm cắp tài sản phải có giá trị 2.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách

nhiệm hình sự. Như vậy, hành vi phạm tội của người này không còn nguy hiểm cho xã hội do chuyển biến của tình hình nên mới được miễn trách nhiệm hình sự.

Theo quan điểm của tác giả thì sự chuyển biến của tình hình phải là do ngẫu nhiên tác động đến và đến lúc đó người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không còn nguy hiểm nữa chứ không phải là do ý chí chủ quan của người phạm tội dẫn đến chuyển biến của tình hình. Về vấn đề này trên thực tế có rất nhiều trường hợp áp dụng nhầm lẫn. Vì vậy, cần có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền để tình tiết này được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chính xác và triệt để.

Ba là, được Viện trưởng Viện kiểm sát đề nghị bằng văn bản cho miễn

chấp hành hình phạt.

Đây thực chất là thủ tục quyết định miễn chấp hành hình phạt, quy định miễn chấp hành hình phạt theo khoản 1 điều này chỉ áp dụng với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Tòa án chỉ có thể xét và quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt cho người bị kết án khi có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát điều này không có nghĩa là cứ có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Tòa án phải ra quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt cho người bị kết án.

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 44 - 49)