Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 84 - 89)

b) Phân biệt miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt

2.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, các quy định của pháp luật hình sự về miễn chấp hành hình

phạt còn chưa hoàn thiện, thiếu thống nhất, đồng bộ, chậm pháp điển hóa từ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Cụ thể như sau:

Một là, hướng dẫn về chế định miễn chấp hành hình phạt hiện đã

không còn phù hợp trong khi thi hành, đòi hỏi phải sớm sửa đổi, bổ sung, quy định cụ thể về vấn đề này cho phù hợp với thực tiễn. Việc quy định về các tình tiết như "mắc bệnh hiểm nghèo" cần cụ thể hơn về các loại bệnh; tiếp nữa là cần có hướng dẫn cụ thể hơn về tình tiết "đã lập công" để khi áp dụng tình tiết này các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định sai lầm. Bên cạnh đó đối với các quy định về miễn chấp hành hình phạt tiền cần có những quy định phù hợp với thực tế hơn nữa.

Bên cạnh đó trên thực tế, người được áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt có nhiều nguyên nhân là do "hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và là lao động duy nhất", nhưng trong Điều 57 Bộ luật hình sự chưa quy định cụ thể về trường hợp này cho nên trên thực tế trường hợp này chỉ áp dụng đối với trường hợp đặc biệt khi được đặc xá.

Hai là, chưa có những quy định cụ thể về thủ tục, thẩm quyền xét

miễn chấp hành hình phạt chưa được quy định cụ thể không chỉ đối với phạm nhân mà còn đối với cả những người thi hành pháp luật.

Ví dụ: Đối với phạm nhân bị "mắc bệnh hiểm nghèo" thì ngoài việc quy định cụ thể hơn bệnh nào là bệnh hiểm nghèo còn phải quy định cụ thể về việc xác định mắc bệnh hiểm nghèo là phải do cơ sở y tế cấp nào xác nhận, và giấy xác nhận mắc bệnh hiểm nghèo đó phải trong thời hạn là bao lâu. Tương tự như vậy đối với trường hợp "lập công lớn" cũng cần quy định là do cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận người phạm tội đã lập công lớn.

Hơn nữa, cũng cần có hướng dẫn cụ thể hơn về thủ tục tiếp nhận hồ sơ và thành phần xét miễn chấp hành hình phạt đối với những trường hợp nào thì cần bao nhiêu Thẩm phán, Thư ký hay Kiểm sát viên…

Thứ hai, công tác đào tạo cán bộ thực tế chưa chuyên sâu do đó từ

trường hợp áp dụng không đúng các quy định của pháp luật về miễn chấp hành hình phạt hoặc bỏ lọt những trường hợp đáng được hưởng chính sách nhân đạo của Nhà nước về chế định trên…

Ngoài ra, vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp cũng là một vấn đề đáng bàn. Có không ít cán bộ tư pháp trong giai đoạn hiện nay xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn, thực hiện không đúng các quy định của pháp luật để hưởng lợi khiến cho mục đích của việc thực hiện các biện pháp tha miễn không đúng như yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Thứ ba, chưa có sự phối hợp tích cực giữa các cơ quan, tổ chức và gia

đình người bị kết án

Sự phối hợp chưa tích cực giữa các cơ quan, tổ chức và gia đình người bị kết án thể hiện trên những phương diện sau:

Một là, Các cơ quan tổ chức chưa phối hợp để gia đình người bị kết án

hiểu được hết về chính sách nhân đạo của chế định miễn chấp hành hình phạt. Có rất nhiều gia đình người bị kết án không biết với những điều kiện như thế nào thì người bị kết án có thể được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật, để qua đó giáo dục, thuyết phục con em họ cố gắng lập công chuộc tội hay cải tạo tốt để sớm hòa nhập với cộng đồng.

Hai là, khi áp dụng chính sách nhân đạo của Nhà nước, các cơ quan tư

pháp đơn thuần chỉ áp dụng chế định nhân đạo này đối với họ mà không có sự phối hợp với gia đình người bị kết án để giáo dục họ nhận thức được chính sai lầm của họ, cho họ thấy tác hại của hành vi của họ gây ra đối với người khác, đối với gia đình và đối với toàn xã hội để từ đó bản thân người phạm tội tự nhận thấy mình phải sửa đổi để sửa chữa sai lầm.

Ba là, đối với những người phạm tội đã được miễn chấp hành hình

người bị kết án để họ sớm có công ăn việc làm, hòa nhập với cộng đồng chưa cao. Chỉ một số ít người phạm tội khi được miễn chấp hành hình phạt được sự giúp đỡ của các đoàn thể để có công ăn việc làm ổn định, xóa đi mặc cảm và trở thành người có ích, còn lại đa số những người được miễn chấp hành hình phạt đều tìm kiếm việc làm thông qua người thân trong gia đình mà không phải là một tổ chức xã hội. Chính sự phối kết hợp chưa cao giữa gia đình người bị kết án và các cơ quan tổ chức xã hội dẫn đến tình trạng có nhiều người bị kết án khi được miễn chấp hành hình phạt không kiếm được công ăn việc làm và lại tái phạm.

Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó đặt ra yêu cầu cấp bách là phải hoàn thiện và phát triển chế định này trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể về những phương hướng để hoàn thiện chế định này sẽ được tác giả trình bày trong Chương 3 của luận văn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

1. Đường lối áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt được xác định ngay trong các quy định của Bộ luật hình sự và qua thực tiễn áp dụng chế định này; thể hiện đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta và yêu cầu của thực tiễn công tác đấu tranh phòng ngừa, phòng chống tội phạm và quản lý, giáo dục người phạm tội nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Qua thực tiễn áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt cho thấy mặc dù về mặt lý luận những tình tiết được miễn chấp hành hình phạt đã được làm rõ, cũng có hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan có thẩm quyền, được nhiều nhà lập pháp, nhà hình sự học, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật thừa nhận nhưng trong thực tiễn áp dụng, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng hoàn chỉnh và đúng đắn và nhiều trường hợp rất khó xác định để áp dụng chế định trên. Vì vậy, vẫn còn có những nhận định, đánh giá khác nhau xung quanh việc xác định người được hưởng chế định miễn chấp hành

hình phạt dẫn đến việc nhận thức khác nhau trong việc áp dụng pháp luật hình sự đối với người phạm tội và qua đó cũng thấy được những hạn chế trong pháp luật hình sự, tạo ra sự không minh bạch trong việc áp dụng pháp luật hình sự.

Chương 3

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)