Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 64 - 79)

b) Phân biệt miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt

2.2.1.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm ở nước ta đã và đang có những diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ gia tăng về số vụ, số người phạm tội mà tính chất của tội phạm cũng có nhiều thay đổi. Bọn tội phạm đã có xu hướng cấu kết với nhau thành từng băng, ổ nhóm gồm nhiều tên từ các địa bàn khác nhau, hoạt động liên tục với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và công khai, trắng trợn. Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2007 đến năm 2011 của Tòa án nhân dân tối cao thì mặc dù số lượng các vụ án hình sự mà Tòa án các cấp đã thụ lý, giải quyết có lúc giảm (cao nhất là vào năm 2009, thấp nhất là vào năm 2011) nhưng các tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng còn xảy ra nhiều, đặc biệt là các tội phạm phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc; tham nhũng trong các lĩnh vực thương mại, dầu khí, bảo hiểm, xây dựng cơ bản, quản lý nhà nước về đất đai; các hành vi cố ý làm trái

các quy định về quản lý kinh tế gây thất thoát tiền và tài sản của Nhà nước với giá trị rất lớn; các tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng chưa giảm và được thực hiện với các thủ đoạn ngày càng tinh vi; tình hình buôn lậu, gian lận thương mại xảy ra nhiều, nhất là ở các tỉnh biên giới; các tội phạm về ma túy vẫn diễn ra rất nghiêm trọng, còn xảy nhiều vụ án lớn, đặc biệt là tình trạng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tổng hợp (thuốc lắc) tại các vũ trường, quán bar diễn ra phức tạp và đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Bên cạnh đó, trước tình hình mới còn có nhiều loại tội phạm mới như tội phạm về môi trường, về chứng khoán… điều đó đặt ra yêu cầu đối với các nhà lập pháp cũng như các cơ quan thi hành pháp luật phải liên tục cập nhật bổ sung các điều luật mới, nâng cao nghiệp vụ để đảm bảo được yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã kiên quyết tấn công bọn tội phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có rất nhiều cố gắng trong công cuộc phòng, chống tội phạm, do vậy mà tình hình an ninh chính trị được giữ vững, xã hội ổn định. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan bảo vệ pháp luật về cơ bản đã nhận thức đúng về ranh giới giữa một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm phải chịu trách nhiệm hình sự với một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự nên đã xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế rất nhiều oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Để đánh giá đúng thực trạng áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt, cần phải phân tích, đánh giá qua thực tiễn áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt trong từng năm và cả giai đoạn để rút ra những nhận định, đánh giá về việc áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt trong tình hình hiện nay.

Để có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá đúng đắn và đầy đủ về thực tiễn xét xử và tình hình tội phạm được xét xử qua 05 năm gần đây, có thể phân tích, đối chiếu và so sánh qua bảng số liệu thống kê dưới đây:

Bảng 2.1: Số án phải giải quyết từ năm 2007 đến năm 2011

Năm

Cũ còn lại Mới thụ lý Tổng cộng Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Bình quân

Bị cáo/1 vụ Vụ Bị cáo Bình quân Bị cáo/1vụ 2007 1.404 3.157 60.409 104.539 1.73 61.813 107.696 1.74 2008 1.060 2.402 63.321 109.985 1.74 64.381 112.387 1.74 2009 1.285 2.897 65.634 114.970 1.75 66.919 117.867 1.76 2010 1.402 3.358 56.249 97.392 1.73 57.651 100.687 1.75 2011 1.307 3.260 61.382 108.094 1.76 62.689 111.354 1.78 Tổng số 6.431 15.074 306.995 534.917 1.74 313.453 549.991 1.75 Bình quân 1.286 3.014 61.399 106.983 1.74 62.690 109.998 1.75

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Bảng 2.2: Số vụ án và bị cáo đưa ra xét xử từ năm 2007 đến năm 2011

Năm Số vụ án đƣa ra xét xử Số bị cáo đƣa ra xét xử Bình quân Bị cáo/1vụ 2007 55.299 92.260 1.67 2008 58.927 99.688 1.69 2009 58.664 99.274 1.69 2010 52.124 87.737 1.68 2011 57.279 97.961 1.71 Tổng số 282.293 476.920 8.44 Bình quân 56.459 95.384 1.69

Nhìn vào thực trạng giải quyết các năm trên có thể đưa ra một số đánh giá và nhận xét sau về tình hình xét xử và tình hình tội phạm nói chung trong giai đoạn hiện nay:

Thứ nhất, số vụ án và số bị can thụ lý mới hàng năm nhiều nhất là

năm 2008 và năm 2009 và sau đó có xu hướng giảm vào năm 2010 nhưng lại tăng vào năm 2011 (Bảng 2.1). Cũng tương tự như vậy số bị cáo được đưa ra xét xử (Bảng 2.2) có xu hướng tăng trong hầu hết các năm, chỉ có năm 2010 là số bị cáo được đưa ra xét xử có xu hướng giảm nhưng sau đó tới năm 2011 lại tăng đột biến (tăng hơn 10.000 bị cáo so với năm 2010). Điều đó cho thấy tình hình tội phạm hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp với xu hướng chung là tăng đều qua từng năm. Cũng phù hợp với tỷ lệ bị cáo được đưa ra xét xử, số vụ án được đưa ra xét xử vào năm 2010 cũng là ít nhất. Tình hình này cho thấy tội phạm có diễn biến phức tạp, không hoàn toàn tăng mà cũng không có xu hướng giảm trong cả giai đoạn mà cũng có lúc tăng nhanh nhưng có lúc giảm; ngoài ra cũng có thể do các cơ quan bảo vệ pháp luật đã làm tốt công tác phòng chống tội phạm, không để người phạm tội có cơ hội thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ hai, nếu so sánh số vụ án và bị cáo mà Tòa án thụ lý với số vụ án

và bị cáo Tòa án đưa ra xét xử thì có thể thấy còn rất nhiều án tồn đọng. Cụ thể năm 2007 cả các vụ án cũ còn lại và thụ lý mới là 61.813 vụ án với 107.696 bị cáo, trong khi đó số vụ án đưa ra xét xử là 55.299 vụ với 92.260 bị cáo (6.514 vụ và 15.436 bị cáo chưa được xét xử); tương tự như vậy vào năm 2008 còn 5.454 vụ và 12.699 bị cáo; năm 2009 còn 8.255 vụ và 18.593 bị cáo; năm 2010 còn 5.527 vụ và 12.950 bị cáo; năm 2011 còn 5.410 vụ và 13.393 bị cáo chưa được đưa ra xét xử. Các số liệu trên cho thấy cho thấy việc xét xử ở các cấp Tòa án còn chưa khẩn trương, kịp thời và trên thực tế cũng có nhiều vụ án để quá thời hạn xét xử của Bộ luật tố tụng hình sự. Điều này đòi hỏi Tòa án phải nâng cao nghiệp vụ của cán bộ, đổi mới nguyên tắc làm việc để

đạt được hiệu quả cao trong việc xét xử, tránh tình trạng để án còn tồn đọng nhiều như hiện nay.

Thứ ba, tỷ lệ bị cáo khi thụ lý và tỷ lệ bị cáo khi đã xét xử đều thấy

bình quân số bị cáo trên một vụ án có xu hướng ngày càng tăng. Ví dụ năm 2007 và năm 2008 số bị cáo Tòa án thụ lý trung bình khoảng 1.74 bị cáo/ 1 vụ án thì đến năm 2011 đã tăng lên là 1.78 bị cáo/ 1 vụ án. Còn số bị cáo đưa ra xét xử từ năm 2007 đến 2010 giao động từ 1.67 bị cáo/1 vụ án tùy từng năm thì đến năm 2011 tăng lên là 1.71 bị cáo/ 1 vụ án. Với mức bình quân như trên thì cho thấy trong một vụ án có gần 02 bị cáo và như thế là tỷ lệ đồng phạm trong vụ án là tương đối phổ biến. Các số liệu trên thể hiện xu hướng tăng nhanh về số lượng người phạm tội trong cùng một vụ án. Điều này cũng cho thấy sự nguy hiểm của hành vi phạm tội ngày càng cao hơn, được cấu kết chặt chẽ hơn và lôi kéo nhiều người tham gia hơn trước.

Với số lượng tội phạm gia tăng và vụ án ngày càng nghiêm trọng yêu cầu đặt ra là cần phải tuyên truyền, phổ biến nhân rộng trong các tầng lớp nhân dân để mọi người chủ động phòng ngừa tội phạm đồng thời tích cực tìm hiểu pháp luật, giáo dục pháp luật cho con em mình tuân thủ quy định của pháp luật đề ra.

Bảng 2.3: Số bị cáo được miễn chấp hành hình phạt từ năm 2007 đến năm 2011 (không kể trường hợp đặc xá)

Năm Tòa án quân sự và quân khu Tòa án nhân dân cấp huyện Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tổng 2007 0 26 12 38 2008 1 23 18 42 2009 0 54 20 74 2010 1 21 7 29 2011 0 57 27 84 Tổng 2 181 84 267

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Nhìn vào Bảng 2.3 trên đây, có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá khái quát như sau về việc áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt:

Thứ nhất, việc áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt không đều

qua các năm, tỷ lệ người được miễn chấp hành hình phạt cao nhất là vào năm 2011 và năm 2009 và thấp nhất là vào năm 2010 và năm 2007 (năm 2010 người được miễn chấp hành hình phạt chỉ gần bằng 1/3 số lượng người được miễn chấp hành hình phạt vào năm 2011. Cả hai năm 2007 và năm 2010 số lượng người được miễn chấp hành hình phạt cũng không bằng năm 2011).

Thứ hai, so sánh tỷ lệ người được miễn chấp hành hình phạt với số

lượng bị cáo đưa ra xét xử có thể thấy tỷ lệ người được miễn chấp hành hình phạt hiện nay (không kể trường hợp đặc xá) là quá thấp so với số lượng bị cáo được đưa ra xét xử: năm 2007 chỉ chiếm khoảng 0.041%; năm 2008 là 0.042%; năm 2009 là 0.075%; năm 2010 là 0.033%; năm 2011 là 0.086%. Cũng tương ứng với số lượng bị cáo đưa ra xét xử, tỷ lệ phần trăm người được miễn chấp hành hình phạt năm 2011 cũng là cao nhất và thấp nhất cũng là năm 2009. Tỷ lệ này có sự chênh lệch lớn qua các năm phụ thuộc mặc dù chính sách hình sự về chế định miễn chấp hành hình phạt không có gì thay đổi, điều này lý giải quá trình tự cải tạo của người phạm tội không đồng đều và cũng không nằm trong xu hướng phát triển đều qua các năm.

Thứ ba, tỷ lệ bị cáo được miễn chấp hành hình phạt của Tòa án quân

sự và quân khu chiếm tỷ lệ không đáng kể, chỉ có năm 2008 và 2010 là có bị cáo được miễn chấp hành hình phạt nhưng mỗi năm cũng chỉ có 1 bị cáo, còn năm 2007, 2009 và 2011 Tòa án quân sự và quân khu không miễn chấp hành hình phạt cho bất cứ bị cáo nào. Tỷ lệ miễn chấp hành hình phạt chủ yếu tập trung vào Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trong tất cả các năm (từ năm 2007 đến năm 2011) tỷ lệ bị cáo được miễn chấp hành hình phạt của Tòa án nhân dân cấp huyện là cao nhất, gấp 2.15

lần số lượng bị cáo được miễn chấp hành hình phạt của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Điều này cũng phụ thuộc vào số lượng bị cáo do Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử cao hơn nhiều so với số lượng bị cáo Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử hàng năm. Ngoài ra còn căn cứ vào thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chủ yếu chỉ miễn chấp hành hình phạt cho các bị cáo được miễn chấp hành hình phạt tù, mà các bị cáo được miễn chấp hành hình phạt tù hưởng chính sách nhân đạo của nhà nước chủ yếu qua công tác đặc xá hàng năm (không được thống kê tại bảng 2.3).

Số lượng các bị cáo được miễn chấp hành hình phạt do đặc xá cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Số bị cáo được miễn chấp hành hình phạt do đặc xá

Năm Miễn chấp hành hình phạt do đặc xá Trƣờng hợp đặc xá do tạm hoãn và tạm đình chỉ Trƣờng hợp đặc xá thông thƣờng 2007 65 8.102 2008 0 0 2009 0 20.820 2010 487 17.327 2011 334 10.340 Tổng 886 56.589

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Qua số liệu trên cho thấy:

Thứ nhất, tỷ lệ người được miễn chấp hành hình phạt hiện nay chủ

yếu là do được đặc xá. Số lượng người được hưởng chế định nhân đạo của Nhà nước bằng chính sách đặc xá chiếm số lượng lớn. Trong 05 năm từ năm 2007 đến năm 2011 cả nước có 56.589 bị cáo được đặc xá trong khi đó cả nước có 476.920 bị cáo bị đưa ra xét xử (chiếm khoảng 11.9%).

Thứ hai, số lượng phạm nhân được đặc xá qua hàng năm không đồng

đều, năm nhiều, năm ít. Điều này phụ thuộc vào chính sách của nhà nước đối với người phạm tội qua từng năm khác nhau vì có những năm nhà nước 02 lần thực hiện chế độ đặc xá cho phạm nhân (ví dụ như năm 2009 tỷ lệ người đặc xá cao hơn so với những năm khác là do tổ chức đặc xá 02 lần: lần 01 số phạm nhân được đặc xá là 15.340 phạm nhân; lần 02 là 5.480 phạm nhân). Vì vậy theo bảng số liệu trên thì tỷ lệ người được miễn chấp hành hình phạt trong năm 2009 cũng tăng đột biến so với các năm khác. Cũng theo phân tích này, thì năm 2008, Nhà nước không thực hiện chế độ đặc xá đối với các phạm nhân nên trong năm này tỷ lệ người được miễn chấp hành hình phạt rất ít (chỉ có 40 người).

Thứ ba, trong số những người được miễn chấp hành hình phạt do đặc

xá thì tỷ lệ những phạm nhân đang được tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù chiếm tỷ lệ tương đối, chỉ đứng thứ hai sau những người được miễn trách nhiệm hình sự do đặc xá thông thường. Điều này cho thấy chế định miễn chấp hành hình phạt được áp dụng tương đối phổ biến và ngày càng được mở rộng và hoàn thiện.

Như số liệu đã thống kê ở trên, hàng năm có rất nhiều người phạm tội được hưởng chính sách nhân đạo của nhà nước từ chế định miễn chấp hành hình phạt. Đặc biệt là chính sách đặc xá hàng năm của nhà nước. Với chính sách này hàng năm nhà nước cũng quy định thêm những trường hợp đặc biệt được hưởng chính sách đặc xá.

Ví dụ: Vào các ngày 04 và 06/5/2007 Công an huyện Đông Triều bắt quả tang Long và Bình có hành vi chuẩn bị sử dụng trái phép chất ma túy. Thu giữ trên người Long và Bình 01 gói ma túy. Long và Bình khai nhận số ma túy trên mua của Nguyễn Thị Tuyết với giá 50.000 đồng/1 liều. Quá trình điều tra, Tuyết khai nhận đã mua ma túy của Dương, Ngọc và Hùng. Ngày

25/9/2007 Cơ quan điều tra đã bắt giam đối với Nguyễn Đức Hùng và Trần Khắc Dương. Dương thừa nhận cuối tháng 8/2007 đến đầu tháng 9/2007 Dương sang Hải Phòng mua từ 15 đến 20 liều ma túy với giá 20.000 đồng/1 liều. Sau đó mang ma túy đến khu vực 409 khu Vĩnh Quang, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh cùng với Ngọc bán cho các con nghiện với giá từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng/1 liều để kiếm lời và chi tiêu bản thân.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 80/2007/HSST, Tòa án nhân dân huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh áp dụng điểm b, khoản 2 Điều 194; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Trần Khắc Dương 9 năm tù về tội "Mua bán trái phép chất ma túy". Ngoài ra bản án còn tuyên đối với các bị cáo khác. Bản án hình sự sơ thẩm nói trên có hiệu lực pháp luật, Trần Khắc Dương đi chấp hành hình phạt tại trại giam Hoàng Tiến - Tổng cục VIII Bộ Công an.

Trước khi thực hiện hành vi phạm tội, Trần Khắc Dương đã bị nhiễm HIV dương tính. Bị cáo đi chấp hành hình phạt tù được 03 năm 01 tháng 22 ngày. Do bị mắc bệnh hiểm nghèo nên ngày 18/11/2010, Tòa án nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 64 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)