NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 89)

b) Phân biệt miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt

NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN

Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén nhất, trực diện nhất trong việc xử lý các hành vi tội phạm đã xảy ra và phòng ngừa những hành vi tội phạm khác có thể xảy ra. Bộ luật hình sự năm 1999 phản ánh rõ nét sự nhìn nhận khoa học và khách quan về vị trí và vai trò đích thực của luật hình sự đối với việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong việc phòng ngừa và đấu tranh với các tệ nạn xã hội, các vi phạm và tội phạm. Đồng thời Bộ luật hình sự năm 1999 đã quán triệt sâu sắc yêu cầu của nguyên tắc về pháp chế xã hội chủ nghĩa và việc tôn trọng pháp luật, bảo đảm cho việc áp dụng trách nhiệm hình sự và hình phạt được chặt chẽ, đúng người, đúng tội, không bỏ sót, không để oan, sai xảy ra.

Những vấn đề lý luận chung về chế định miễn chấp hành hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, các trường hợp miễn chấp hành hình phạt và thực tiễn áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt chỉ ra rằng trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, việc hoàn thiện và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về miễn chấp hành hình phạt trong luật hình sự nước ta là yêu cầu cần thiết.

Chế định miễn chấp hành hình phạt là một trong những chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam. Với xu hướng nhân đạo hóa trong pháp luật hình sự nói riêng và pháp luật nói chung nên yêu cầu cấp bách đặt ra là phải hoàn thiện chế định miễn chấp hành hình phạt, nhân đạo nhưng vẫn phải đảm bảo được nguyên tắc chung của luật hình sự:

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 89)