Hoàn thiện Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 95)

b) Phân biệt miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt

3.2.1. Hoàn thiện Bộ luật hình sự

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội nhằm mục đích trừng trị, giáo dục, cải tạo họ thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời hình phạt còn có mục đích răn đe, phòng ngừa chung. Việc nhận thức và quy định đúng đắn mục đích của hình phạt có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc quy định các loại hình phạt, hệ thống hình phạt, các chế tài cụ thể trong các điều luật của Bộ luật hình sự mà còn đối với việc nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật hình sự nói chung và hình phạt nói riêng. Với những lý do như trên nên trong quy định về hình phạt còn có mục đích giáo dục cải tạo, răn đe và phòng ngừa nên trong các quy định của Bộ luật hình sự 1999 có một hệ thống các quy định về các biện pháp miễn, giảm hình phạt:

Các biện pháp miễn, giảm hình phạt với tư cách là những thể thức thực hiện trách nhiệm hình sự, biểu hiện rõ nét tính nhân đạo sâu sắc của luật hình sự và đường lối khoan hồng trong chính sách hình sự của Nhà nước, cụ thể hóa nguyên tắc cá thể hóa trong chấp hành hình phạt, được các cơ quan chức năng áp dụng khi có đủ các căn cứ và điều kiện do luật định [17].

Tuy nhiên, với sự phát triển và thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 có những điểm còn thiếu, có những hành vi chưa được sự điều chỉnh cụ thể của Luật hình sự trong các biện pháp miễn, giảm nói chung hay miễn chấp hành hình phạt nói riêng.

Để phù hợp với thực tiễn xét xử, bên cạnh việc hoàn thiện hơn chế định miễn chấp hành hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 các nhà làm luật cũng nên bổ sung thêm các trường hợp miễn chấp hành hình phạt để thể hiện hơn nữa chính sách phân hóa tội phạm và xu hướng nhân đạo hóa trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất, bổ sung thêm trường hợp miễn chấp hành hình phạt tù cho

những người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng đã được tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà thời hạn hoãn hoặc tạm đình chỉ đã quá thời hiệu thi hành bản án.

Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định đối với miễn chấp hành hình phạt tù cho tội ít nghiêm trọng đã được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt mà không quy định đối với tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Cũng có thể dụng ý của các nhà làm luật là muốn nghiêm trị tội phạm. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp người phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng đã được tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà thời hạn hoãn hoặc tạm đình chỉ đã quá thời hiệu thi hành bản án. Tại Điều 55 Bộ luật hình

sự cũng quy định về thời hiệu thi hành bản án. Theo đó, thời hiệu thi hành bản án là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên. Người bị phạt tù có thời hạn không bị buộc phải chấp hành bản án khi có đủ các điều kiện do luật hình sự quy định. Cũng ứng với quy định này của Luật hình sự, thì cũng nên mở rộng đối tượng được hưởng chế định miễn chấp hành hình phạt tù đối với những người phạm các tội khác không phải tội ít nghiêm trọng.

Cùng chung quan điểm này, ThS. Mai Bộ - Tòa án Quân sự đưa ra ví dụ: Nguyễn Thị A bị Tòa án phạt 03 năm tù về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự. Bản án đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án ra quyết định thi hành án phạt tù. Nguyễn Thị A làm đơn xin hoãn vì lý do đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Tòa án quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù với thời hạn là 30 tháng. Hết thời hạn đó, người bị kết án làm đơn xin hoãn lần nữa với lý do là lao động duy nhất trong gia đình; Tòa án lại ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù với thời hạn là 12 tháng. Hết thời hạn 12 tháng bị án lại làm đơn xin hoãn với lý do hiện đang có thai. Với lý do này, Tòa án lại ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này Tòa án đã ba lần ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù với tổng số thời gian vượt mức thời hạn phạt tù và thời hiệu thi hành bản án đối với Nguyễn Thị A. Về nguyên tắc thì phải ra quyết định thi hành án bởi vì vấn đề này đã được quy định tại các Điều 261 và 262 Bộ luật tố tụng hình sự:

"Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, Chánh án Tòa án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án và phải gửi ngay quyết định thi hành án cùng bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan Công an cùng cấp và người bị kết án trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù. Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù người bị kết án

không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù [19].

Và:

Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, Chánh án Tòa án đã cho tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án đối với phần hình phạt còn lại và phải gửi ngay quyết định đó cho cơ quan công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ và người bị kết án. Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù [19].

Tuy nhiên, đối với những người bị kết án về tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nhưng là phần tử nguy hiểm hoặc bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì không nên áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt. Về vấn đề này, nếu như có áp dụng thì cũng cần phải có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan pháp luật.

Thứ hai, trên thực tế trường hợp miễn chấp hành hình phạt tiền cũng

tương đối phổ biến, vì vậy để đảm bảo sự đồng bộ trong việc thực hiện chế định miễn chấp hành hình phạt thì cần bổ sung thêm trường hợp miễn chấp hành hình phạt tiền vào trong nội dung của Điều 57 Bộ luật hình sự. Cụ thể bỏ biện pháp miễn chấp hành hình phạt tiền tại khoản 2 Điều 58 mà bổ sung thêm vào Điều 57 Bộ luật hình sự khoản 5:

Khoản 5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục

chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.

Ngoài ra trong hệ thống hình phạt bổ sung còn có các hình phạt như: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Tước một số quyền công dân mà những hình phạt này chưa được quy định để được miễn chấp hành hình phạt tù theo Điều 57 Bộ luật hình sự. Vì vậy, nên bổ sung thêm vào Điều 57 như sau:

Khoản 6. Người bị phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định hoặc tước một số quyền công dân, nếu đã chấp hành được 1/2 thời hạn hình phạt và cải tạo tốt thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần hình phạt còn lại.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục và thẩm

quyền xét miễn chấp hành hình phạt

Một là, theo quy định hiện hành thì người chưa chấp hành hình phạt

có đủ điều kiện để miễn chấp hành hình phạt thì gửi hồ sơ đến Viện kiểm sát cấp tỉnh hoặc Viện kiểm sát quân sự, còn hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần hình phạt tù còn lại, miễn chấp hành hình phạt tiền còn lại thì phải có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp mà không quy định trường hợp hồ sơ miễn chấp hành hình phạt cấm cư trú hoặc quản chế theo quy định tại khoản 5 Điều 57 Bộ luật hình sự. Theo đó nên quy định về thủ tục miễn chấp hành hình phạt đối với trường hợp này như sau: Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành

hình phạt cấm cư trú hoặc quản chế phải có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Hai là, trong các văn bản hướng dẫn về thủ tục xét miễn chấp hành

mà không quy định về thành phần tham dự hội đồng xét miễn chấp hành hình phạt gồm bao nhiêu thẩm phán, Kiểm sát viên hay thư ký.

Thứ tư, trên thực tế, chế định miễn chấp hành hình phạt cũng mới chỉ

được quy định trực tiếp hoặc gián tiếp tại một số điều luật riêng lẻ, chưa được ghi nhận tại một chương riêng như các chế định khác về tội phạm, hình phạt; v.v... Điều đó chứng tỏ miễn chấp hành hình phạt vẫn chưa được các nhà lập pháp coi trọng đúng mức và chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng lớn lao của chế định này và nhu cầu cần quy định cụ thể, toàn diện tại một chương riêng trong Bộ luật hình sự. Như vậy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước và ngày càng hoàn thiện chế định nhân đạo của pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 95)