b) Phân biệt miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt
3.1.1. Thực hiện nghiêm chỉnh chính sách hình sự của Đảng và Nhà nƣớc
Nhà nƣớc
Phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về miễn chấp hành hình phạt vừa là cơ sở để các nhà nghiên cứu khoa học sửa đổi các quy định này cho phù hợp với tình hình mới đồng thời còn là cơ sở pháp lý cho các nhà thực thi pháp luật nâng cao hiệu quả của việc phòng, chống tội phạm đảm bảo nguyên tắc mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được xử lý nghiêm minh, kịp thời nhưng cũng đảm bảo được chính sách nhân đạo của nhà nước đối với người phạm tội. Bộ luật hình sự năm 1999 là văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể nhất về chế định miễn chấp hành hình phạt. Do đó việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện những quy định của Bộ luật này là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020" đã đưa ra những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự nói chung và chế định miễn chấp hành hình phạt nói riêng, cụ thể là "Hoàn thiện pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm theo hướng xây dựng các cơ quan bảo vệ pháp luật là nòng cốt, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm. Hoàn thiện chính sách hình sự, bảo đảm yêu cầu đề cao hiệu quả
phòng ngừa…." [9, Mục 5, phần II]. Xác định phương hướng cụ thể của việc hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự nói chung và quy định về miễn chấp hành hình phạt nói trên không chỉ để các nhà khoa học nghiên cứu, sửa đổi các quy định của pháp luật cho phù hợp mà còn áp dụng trong thực tiễn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 1999 thể hiện tương đối đầy đủ và cụ thể về chế định miễn chấp hành hình phạt, ngoài ra còn có các văn bản liên quan bổ sung cho việc thực thi chế định trên. Do đó, yêu cầu đầu tiên là áp dụng đầy đủ, chính xác các quy định của pháp luật hình sự, ngoài ra liên tục đổi mới, cập nhật tình hình để chế định trên luôn phù hợp với tình hình của thời đại mới.
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng cộng sản đã thể hiện vai trò lãnh đạo mọi hoạt động của Nhà nước và xã hội. Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, vai trò của Đảng ngày càng quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Dưới sự lãnh đạo đó quyền làm chủ của nhân dân được phát huy cao độ. Đối với lĩnh vực hình sự nói riêng, dưới sự lãnh đạo của Đảng các nhà làm luật xác định rõ đường lối, chính sách trong công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm. Không có sự lãnh đạo của Đảng thì không có quyền làm chủ của nhân dân theo đúng nghĩa. Đảng thể hiện sự lãnh đạo thông qua những chủ trương, đường lối chính sách hình sự trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Sự lãnh đạo của Đảng đối với các chính sách hình sự nói chung không chỉ là răn đe, phòng ngừa, nghiêm trị người phạm tội mà còn thể hiện tính nhân đạo đối với người phạm tội. Cũng tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020" đã đưa ra quan điểm chỉ đạo của Đảng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
"Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng… xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…" [8]. Có thể nói quan điểm chỉ đạo của Đảng đã đi vào chi tiết tới
hiện xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các quy định của pháp luật về miễn chấp hành hình phạt nói riêng cũng cần phải có sự nhận thức đúng đắn và áp dụng nghiêm chỉnh của các cơ quan tiến hành tố tụng. Sau đó cần có sự nghiên cứu, phối hợp giữa thực tiễn với khoa học để ngày càng hoàn thiện chế định trên, ngày càng thể hiện một cách chính xác và hoàn thiện các quan điểm của Đảng trong công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội. Vì vậy, việc đổi mới và hoàn thiện các quy định về miễn chấp hành hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam để ngày càng phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta là điều cần thiết.