Thẩm quyền, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 60)

b) Phân biệt miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt

2.1.2. Thẩm quyền, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt

chế định miễn chấp hành hình phạt

Thứ nhất, về thẩm quyền áp dụng

Tòa án có thẩm quyền quyết định miễn chấp hành hình phạt tù là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.

Việc miễn chấp hành hình phạt khác thuộc thẩm quyền quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người bị kết án chấp hành hình phạt hoặc chịu thử thách.

Người chưa chấp hành hình phạt có đủ điều kiện nói trên thì phải làm đơn gửi đến Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi họ cư trú (nếu là quân nhân thì gửi cho Viện kiểm sát quân sự), kèm theo giấy xác nhận về việc đã lập công lớn (của chính quyền xã, phường, thị trấn, cơ quan tổ chức, đơn vị quân đội) hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (có kết luận của hội đồng giám định y khoa).

Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần hình phạt tù còn lại, miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại phải có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp; Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật.

Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành hình phạt khác hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo phải có đề nghị hoặc nhận xét của cơ quan tổ chức có nhiệm vụ thi hành theo quy định của pháp luật.

+ Viện kiểm sát tiếp nhận hồ sơ và đề nghị Tòa án miễn chấp hành hình phạt.

+ Khi xét miễn chấp hành hình phạt thì một thành viên của Tòa án trình bày hồ sơ, đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến và Tòa án ra quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ đề nghị miễn chấp hành hình phạt tù của Viện kiểm sát.

Trong các trường hợp miễn chấp hành hình phạt được quy định tại Điều 57 Bộ luật hình sự, thì chỉ có quy định về người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá là có văn bản hướng dẫn tương đối cụ thể về thủ tục áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt, ngoài Luật đặc xá thì hàng năm còn có những văn bản khác của Hội đồng đặc xá trung ương hay của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục xét miễn chấp hành hình phạt đối với các phạm nhân cụ thể như về các điều kiện được miễn chấp hành hình phạt, hồ sơ đề nghị miễn bao gồm những gì và thẩm quyền cho miễn chấp hành hình phạt như thế nào. Còn đối với các trường hợp khác

quy định tại các mục khác của Điều 57 thì phần lớn là không có hướng dẫn cụ thể dẫn đến nhiều trường hợp áp dụng tùy tiện pháp luật.

Ngoài trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 57, thì các trường hợp khác trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét miễn và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ cần bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung. Trong trường hợp 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định miễn chấp hành án phạt tù, Tòa án đã ra quyết định miễn chấp hành án phạt tù có trách nhiệm gửi quyết định này cho người được miễn chấp hành án, Viện kiểm sát đề nghị, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội quản lý người đó, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định có trụ sở.

Ngay sau khi nhận được quyết định miễn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải làm thủ tục trả tự do cho người được miễn chấp hành án phạt tù và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp trên.

Thứ ba, về hậu quả của việc áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt

Chế định miễn chấp hành hình phạt là một trong những chế định nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta; thể hiện nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam là "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo". Miễn chấp hành hình phạt có mối liên hệ mật thiết với miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt; cũng tùy theo cấp độ mà các cơ quan lập pháp đề ra những chế định nhân đạo khác nhau; điều này thể hiện chính sách phân hóa tội phạm và người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam. Chính

sách phân hóa này "cũng là một cách hiệu nghiệm của việc thực hiện tốt nguyên tắc không để lọt tội phạm và người phạm tội" [14, tr. 268].

Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng, hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt được hiểu là kết quả bất lợi do pháp luật quy định cho người có hành vi phạm tội khi đáp ứng những điều kiện nhất định.

Một là, về hậu quả pháp lý hình sự: người được miễn chấp hành hình

phạt vẫn phải chịu các hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội như: bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kết tội; vẫn phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác và vẫn bị coi là có án tích và chỉ được xóa án tích theo quy định tại các Điều 64 đến Điều 67 Bộ luật hình sự và vẫn có thể bị áp dụng biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật hình sự quy định tại Điều 41 đến Điều 43. So với chế định miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt thì người được miễn chấp hành hình phạt phải chịu hậu quả pháp lý nhiều hơn hay có thể nói tính trấn áp về mặt hình sự của chế định miễn chấp hành hình phạt là nghiêm khắc hơn so với chế định miễn trách nhiệm hình sự hay miễn hình phạt.

Hai là, về hậu quả xã hội - pháp lý: người được miễn chấp hành hình

phạt phải gánh chịu hậu quả xã hội - pháp lý nhất định. Về mặt xã hội người được miễn chấp hành hình phạt bị Nhà nước, xã hội và dư luận lên án về hành vi phạm tội; do đó người được miễn chấp hành hình phạt cũng bị sự tác động, ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần và danh dự hoặc rộng hơn là vị thế của họ trước cơ quan, đơn vị, tổ chức và cộng đồng dân cư.

Về mặt pháp lý người được miễn chấp hành hình phạt không được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật bồi thường Nhà nước năm 2009. Ngoài hình phạt và biện pháp cưỡng chế được quy định trong Bộ luật hình sự thì người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải chịu các biện pháp cưỡng

chế phi hình sự thuộc các ngành luật tương ứng như Luật tố tụng hình sự, buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật dân sự…

Nhìn vào hậu quả pháp lý nói trên có thể nói người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Luật hình sự cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi do mình gây ra và cũng phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi khác. Tuy hậu quả pháp lý của người được áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt thì nặng hơn so với những người cũng được hưởng chế định nhân đạo của nhà nước như miễn trách nhiệm hình sự hay miễn hình phạt. Tuy nhiên, chế định miễn chấp hành hình phạt cũng là một trong những chế định nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam, thể hiện được phương châm trong đường lối xử lý tội phạm "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng"; thể hiện được sự phân hóa trong việc xử lý tội phạm. Với chế định này, Nhà nước ta đã mở đường cho những người phạm tội có thể sớm hòa nhập với cộng đồng.

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 60)