Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 82 - 84)

b) Phân biệt miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt

2.2.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Từ thực tiễn xét xử nói chung và áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt nói riêng cho thấy bộc lộ một số tồn tại và hạn chế sau:

Thứ nhất, có sự nhận thức không thống nhất về các quy định của pháp

luật hình sự trong thực tiễn áp dụng đối với chế định miễn chấp hành hình phạt. Rất khó xác định đối với trường hợp"người lập công lớn hoặc mắc bệnh

hiểm nghèo khi bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt". Với thực trạng hiện nay, mặc dù đã có hướng dẫn của cơ

quan có thẩm quyền việc xác định những bệnh nào là bệnh hiểm nghèo hay như thế nào là lập công lớn vẫn còn nhiều vướng mắc dẫn đến việc xác định còn chưa chính xác hoặc nhầm lẫn.

Ví dụ: Một người bị kết án tù có thời hạn chưa chấp hành hình phạt, trong thời gian tại ngoại đã giúp cơ quan điều tra truy bắt được đồng phạm trong cùng vụ án đó mà trước đây cơ quan điều tra không biết trong vụ đó có đồng phạm. Nếu theo hướng dẫn về trường hợp "Lập công lớn" thì "lập công

nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm…". Như vậy,

dẫn chiếu với trường hợp trên có được coi là "lập công lớn" để được miễn

chấp hành hình phạt theo khoản 1 Điều 57 hay không? Trên thực tiễn xét xử thì đối với những trường hợp như vậy chỉ được áp dụng để làm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi áp dụng hình phạt đối với bị cáo. Điều này cũng cần có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan tư pháp để việc áp dụng pháp luật được chính xác và triệt để.

Cũng trong hướng dẫn về trường hợp lập công lớn có quy định về trường hợp người bị kết án "có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có

giá trị… được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận". Khái niệm "có giá trị" ở

đây mang tính trừu tượng, thứ nhất là khó xác định như thế nào là phát minh sáng kiến "có giá trị", thứ hai là để được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận và xác nhận trong thời gian bao lâu thì cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp này nên trên thực tế có nhiều người bị kết án có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhưng phải đi thi hành án trước khi có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là phát minh sáng kiến đó "có giá trị".

Đối với trường hợp "người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã

chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt thì cũng được xem xét để miễn chấp hành hình phạt"cũng gặp những vướng mắc nhất định

trong thực tiễn áp dụng. Như vậy, vấn đề ở đây là ở chỗ việc xác định cải tạo tốt hay không của người bị kết án phụ thuộc vào chính quyền địa phương và người đại diện là tổ trưởng tổ dân phố hay công an khu vực. Việc giám sát người phạm tội bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế trong trường hợp này không có những quy định cụ thể. Do đó việc đánh giá cải tạo tốt hay không tốt trên thực tế cũng chưa hoàn toàn chính xác. Đôi khi do tình cảm cá nhân hay tác động từ nhiều phía vô hình chung đã vi phạm nguyên tắc công khai, công bằng trong luật hình sự; xâm phạm và làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân và làm suy giảm vai trò điều chỉnh cũng như tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ hai, việc giám sát, giáo dục người phạm tội chưa chấp hành hình

phạt cũng chưa được quan tâm thích đáng.

Trên thực tế, việc cải tạo, giáo dục người phạm tội chủ yếu tập trung ở những trại giam nơi những người phạm tội đang đi chấp hành hình phạt tù. Đối với những người phạm tội chưa chấp hành hình phạt, việc cải tạo, giáo dục ở địa phương còn nhiều hạn chế gần như chưa có một quy định cụ thể nào hướng dẫn về trường hợp này. Điều đó cũng thể hiện ngay trên thực tế là chế định miễn chấp hành hình phạt hiện nay rất phổ biến nhưng hầu hết đều là áp dụng đối với những phạm nhân đang chấp hành hình phạt (chiếm tỷ lệ lớn) còn đối với những người bị kết án phạt tù nhưng chưa chấp hành hình phạt hay những người bị kết án cải tạo không giam giữ hay bị phạt cấm cư trú quản chế áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt rất hạn chế, chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Thứ ba, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và giáo dục

người phạm tội chưa tương xứng với thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh trong khi tiềm lực đầu tư cho công tác này được chú trọng hơn trước, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hình sự còn hạn chế nên tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng; tính chất, mức độ phạm tội ngày càng tinh vi, thủ đoạn ngày càng xảo quyệt. Ngay cả những người phạm tội cũng không hiểu hết về những chế định nhân đạo mà nhà nước áp dụng đối với họ để khuyến khích họ cải tạo tốt để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)