Những khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 47 - 52)

Dạy học theo phương pháp tích cực làm cho học sinh hiểu rõ, hiểu đúng bản chất của hoạt động nhận thức khoa học vật lí, đồng thời giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng nhận thức cơ bản làm cơ sở cho hoạt động nhận thức sau này, tăng cường hứng thú nhận thức, tính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Rõ ràng phương pháp tích cực không thể bao quát toàn bộ lĩnh vực giáo dục. Có những kiến thức không thể do học sinh phát hiện được mặc dù đã cung cấp cho học sinh bất cứ phương tiện nào.

Có nhiều trường hợp, khi trẻ em giải quyết vấn đề, phát hiện một qui tắc, thực hiện một thí nghiệm…, các công việc đó chiếm quá nhiều thời gian đến nỗi không thể nào triển khai công thức đó cho toàn bộ chương trình. Đó là “mặt không hiện thực” của phương pháp tích cực.

Đặc biệt, hiện nay số học sinh trong một lớp là khá đông, trình độ học sinh là không tương đương, dẫn đến vấn đề là rất khó khăn cho người giáo viên trong việc chọn lựa các tình huống cũng như phương pháp định hướng phù hợp, chú ý đến tính vừa sức chung và vừa sức riêng cho tất cả các học sinh trong lớp. Nếu khuyến khích mục tiêu tự chủ việc dạy học chỉ đứng về phía những kĩ năng, thành tựu dễ dãi nhất, thấp nhất, điều đó dẫn đến hi sinh những học sinh xuất sắc nhất. Nếu ưu tiên tuyệt đối cho mục tiêu phát triển, điều đó có hại cho những học sinh kém thông minh.

Tính tích cực cần phải được định hướng đúng đắn, cần được giáo dục ngay từ bé bằng cách tạo ra những tình huống để trẻ em tự tìm cách thỏa mãn đòi hỏi, đôi khi người lớn có thể mách bảo, nhưng tránh lối làm thay khiến tạo dần cho trẻ tính ỷ lại, thụ động, chờ đợi. Kết quả của mỗi lần tự làm như vậy sẽ động viên trẻ hăng hái tự lập giải quyết các nhu cầu của mình và dần dần chủ động tham gia vào công việc chung của gia đình, tập thể.

Ta thấy rằng tính tích cực cần được rèn luyện ngay từ nhỏ. Tuy nhiên ở các cấp học, bậc học ở nước ta hiện nay vẫn mang nặng tư tưởng dạy học theo kiểu truyền thống, kiểu dạy học này có thể truyền đạt một lượng kiến lớn trong thời gian ngắn, điều này làm cho người học trở nên thụđộng, rất ít tham gia một cách tích cực vào việc học tập ở các cấp lớn hơn.Bà N.K. Crupxcaia (nhà Sư phạm; vợ VI. Lê nin) đã phê phán rằng, trong nhà trường người ta chú ý quá ít tới sự kích thích hoạt động tư duy của trẻ em, các em “đôi khi giống như chim non há to.. miệng, còn GV thì nhai tất cả và mớm cho các em món ăn đã chuẩn bị sẵn… Các em không biết làm việc một cách thực sự, không thểđặt ra những câu hỏi nếu không có người hướng dẫn, không biết nêu lên những câu hỏi đã làm mình băn khoăn.”

Chính vì vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực thì phải tiến hành đồng bộ, ở mọi cấp học, bậc học, ngay từ khi người học còn nhỏ.

Nói chung phương pháp “tích cực” phù hợp khá tốt với tâm lí trẻ em, song đặc điểm tâm lí đó thường ảnh hưởng không hay đến những yếu tố giáo dục khác không

kém phần quan trọng: ví dụ, phủ nhận vai trò của môi trường hoặc là do phương pháp tích cực, vai trò trẻ em được tăng cường có thể dẫn đến xóa bỏ quá đáng vai trò thầy giáo. Dạy học là một quá trình phức tạp xuất phát từ bản thân trẻ em, song không dừng lại ở đấy. Mục đích của nhà giáo dục vượt quá tầm nhìn của trẻ em, còn trẻ em thì cần đến hình mẫu. Hơn nữa, dạy học nhằm tạo ra một hệ thống giá trị, song các giá trị từ phương pháp “tích cực” có khuynh hướng dẫn học sinh đến sự tự cao, tựđại, xem mình là trung tâm của vũ trụ. Học sinh tích cực đôi khi có thể là “kẻ thích phô trương” và “phô diễn lung tung”.

 Tuy nhiên, ngoại trừ những khó khăn trên có thể dần dần khắc phục được thì phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự lực, của học sinh vẫn là phương pháp hay, phù hợp áp dụng giảng dạy ít nhất là trong tình trạng nền giáo dục nước ta hiện nay.

CHƯƠNG II:  

ng dng t chc hot đng 

hc tp vt  tích cc, t lc cho hc sinh  hc sinh 

Chúng ta sẽ vận dụng phần cơ sở lí thuyết trên để xây dựng một số giáo án tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh. Gồm các bài trong chương “Mắt. Các dụng cụ quang”. Cụ thể là các bài sau:

Thấu kính mỏng Mắt

Kính lúp

Bài 48:   THẤU KÍNH MỎNG  I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nhớ các kiến thức: + Cấu tạo, phân loại thấu kính

+ Các yếu tố của thấu kính: đường kính khẩu độ, quang tâm, trục chính, trục phụ, tiêu điểm, tiêu diện, độ tụ.

+ Điều kiện cho ảnh rõ của thấu kính

- Phân biệt được tiêu điểm, tiêu diện của hai loại thấu kính. - Vận dụng

+ Công thức thấu kính để xác định vật, ảnh, độ phóng đại

+ Sự tương quan giữa vật và ảnh để giải một số bài tập đơn giản + Công thức độ tụđể xác định được độ tụ của các thấu kính

2. Thao tác: Tự lực thực hiện hành động học tập trong sự hướng dẫn của giáo viên - Đưa ra được định nghĩa thấu kính, phân loại thấu kính dựa vào tác dụng của thấu kính với chùm tia sáng tới

- Xác định tiêu điểm vật, ảnh của thấu kính. - Vẽđường đi của các tia đặc biệt qua thấu kính. - Vẽảnh của vật qua thấu kính.

- Xác định được vị trí tính chất của ảnh tương ứng với vị trí của vật.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)