Nhận xét chung và các kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 116)

* Nhn xét chung:

- Trong thởi gian ngắn làm luận văn, bản thân em vẫn chưa hoàn toàn phát huy hết được phương pháp này. Kinh nghiệm bản thân còn có hạn nên trong quá trình giảng dạy, có những lúc chưa thu hút được học sinh vào các hoạt động tự lực, đồng thời, phân bố thời gian chưa hợp lí dẫn đến cháy giáo án bài thấu kính mỏng (Dạy 3 tiết trong khi phân phối chương trình chỉ giới hạn trong 2 tiết).

- Số học sinh của một lớp học khá đông, làm cho việc tổ chức các hành động học tập khá khó khăn, giáo viên khó bao quát hết lớp học, các em dễ bị phân tán, đi lệch chủ đề học tập trong quá trình thảo luận nhóm. Để có thể tiến hành phương pháp giảng dạy này thành công thì cần duy trì sỉ số lớp khoảng 25 học sinh, khi đó giáo viên sẽ dễ dàng theo sát hoạt động tự lực của học sinh hơn.

- Vấn đề cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện phương pháp dạy học này. (khi dạy bài mắt, nhà trường có tranh về mắt nhưng vẽ chưa chính xác; khi dạy bài thấu kính, không mượn được phòng bộ môn để giảng dạy bằng giáo án điện tử, ở lớp 11A5 không mượn được bộ thí nghiệm quang hình học biểu diễn; bài kính lúp, không mượn được phòng thí nghiệm ở trường phổ thông các dụng cụ thí nghiệm như thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì … để dạy, em phải về trường Đại học Sư Phạm nhờ thầy hướng dẫn mượn ở khoa để giảng dạy;… )

- Các em hoc sinh là những học sinh giỏi, một số em có thói quen đến lớp mới nghiên cứu sách giáo khoa dẫn đến việc không chú tâm tham gia vào hoạt động học tập, hoặc thụ động, lười suy nghĩ, chỉ tìm câu trả lời có sẵn trong sách giáo khoa.

* Kinh nghim

- Cần tạo bầu không khí thoải mái nhưng vẫn phải giữđược kỉ luật, học sinh tuân thủ sự điều khiển của giáo viên, tránh trường hợp học sinh bị chi phối bởi các dụng cụ trực quan, không chú tâm vào hoạt động học tập.

- Cần chọn lựa các kiến thức để định hướng học sinh hoạt động tự lực hợp lí, tránh tình trạng quá sức hoặc dưới sức chung của học sinh. Đồng thời phải phân phối thời gian hợp lí, đảm bảo hướng dẫn học sinh tiếp thu đủ kiến thức của bài học trong thời gian 45 phút của tiết học.

- Khi tiến hành giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần chuẩn bị thật kĩ càng về kiến thức chuyên môn và các kiến thức khoa học có liên quan, cần hiểu rõ đối tượng học sinh và nghiên cứu phương pháp định hướng sao cho phù hợp với trình độ của học sinh.

- Cần kết hợp sử dụng có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tránh tình trạng lạm dụng các phần mềm thí nghiệm mô phỏng mà không dùng thực nghiệm đối với các thí nghiệm có thể tiến hảnh thực được, điều đó dễ làm cho học sinh nghi ngờ tính chân thật của các thí nghiệm ảo.

- Nhưđã đề cập trong phần cơ sở lí luận, việc áp dụng này chỉ là một phần, chưa đổi mới thống nhất giữa quá trình học tập và quá trình kiểm tra, đánh giá. Cần có sự dổi mới thoáng hơn về chương trình và thời gian giảng dạy khi đó mới có điều kiện cho giáo viên hướng dẫn học sinh học tập một cách tích cực, tự lực, đồng thời hướng đến việc đánh giá và tựđánh giá.

KẾT LUẬN CHUNG: 

Sử dụng phương pháp định hướng nhằm phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh là phương pháp hay, có thể áp dụng trong dạy học ngày nay nhằm làm tăng tính tích cực, tự lực học tập của học sinh, cải thiện tình trạng thụđộng của học sinh trong phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp này nhằm hướng đến phát triển khả tự học, tự nghiên cứu trong học sinh, đào tạo được những con người tự lực, tự chủ và năng động cho xã hội.

Nếu phương pháp được ứng dụng rộng rãi, được các giáo viên có kinh nghiệm, kiến thức vững vàng áp dụng giảng dạy thì kết quả của việc giảng dạy sẽ khả quan hơn.

Để vic tiến hành thc hin theo phương phap phát huy tính tích cc cho hc sinh đạt được hiu qu thì cn các điu kin:

- Giáo viên: Giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình tiến hành phương pháp. Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức.

- Học sinh: Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách,…

- Chương trình và sách giáo khoa: Phải giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực; giảm bớt những thông tin buộc học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài toán nhận thức để học sinh tập giải; giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cường loại câu hỏi phát triển trí

thông minh; giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cường những gợi ý để học sinh tự nghiên cứu phát triển bài học.

- Thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủđộng của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm.

Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.

- Tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức thông qua hoạt động thực hành, thâm nhập thực tế trong quá trình học tập.

- Chú trọng thiết bị thực hành giúp học sinh tự tiến hành các bài thực hành thí nghiệm. Những thiết bị đơn giản có thể được giáo viên, học sinh tự làm góp phần làm phong phú thêm thiết bị dạy học của nhà trường. Công việc này rất cần được quan tâm và chỉđạo của lãnh đạo trường, Sở.

- Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong qúa trình giáo dục. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn.

Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng đểđáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào

những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra, đánh giá - Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh phải được sự ủng hộ, tạo điều kiện từ phía ban giám hiệu nhà trường phổ thông và sự hướng dẫn góp ý của tổ bộ môn những giáo viên giàu kinh nghiệm.

- Cần thiết và nên khai thác các yếu tố tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống.

PHỤ LỤC 

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 116)