Biện pháp tăng khả năng chú ở học sinh:

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 43)

II. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực ‐ tự lực của học

4. Phương pháp tăng cường tính tích cực, sự hứng thú học tập vật lí ở học sinh

4.5. Biện pháp tăng khả năng chú ở học sinh:

Sự tập trung, chú ý của học sinh trong quá trình học tập là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh. Một số biện pháp để gia tăng khả năng tập trung chú ý vào hoạt động học tập, học tập tích cực của học sinh:

Theo Đancôp: “Hãy tạo khả năng cho học sinh tham gia thiết lập bài toán mà họ

cần phải giải. Nếu họ góp phần vào việc thiết lập bài toán thì họ sẽ làm việc tích cực hơn trong việc giải.”

- “… Cho nên thầy giáo cần phải dành sự chú ý đặc biệt vào việc chọn bài toán, cách diễn đạt nó và trao cho họ sao cho tốt nhất. Bài toán cần phải sinh động không những theo quan điểm của thầy giáo mà còn theo quan điểm của học sinh. Đồng thời nó gắn liền với kinh nghiệm hàng ngày của học sinh; cũng là tốt nếu như việc thiết lập bài toán liên quan đến câu chuyện vui, chuyện chơi chữ hay một nghịch lí nho nhỏ.”

- Khi học sinh bắt tay vào công việc, hãy đề nghị họđoán nhận kết quả, hoặc thậm chí chỉ một phần nào đó của nó. Sau khi đưa ra những giả thuyết nhất định, học sinh ràng buộc họ bằng những cái đó, uy tín và lòng tự trọng của họ trong một mức độ nào đó bây giờ phụ thuộc vào sự kết thúc của công việc và họ nóng lòng muốn biết sựđoán nhận của họ có đúng hay không? Họ sẽ thích thú hơn bài toán của mình và công việc ở lớp, họ sẽ không buồn ngủ và không bị lôi cuốn bởi những cái khác.

Theo Bà M. Hunter: Mức độ tập trung của trò là một nhân tố chúng ta có thể kiểm soát và can thiệp ngay trong giờ lên lớp.

Các kiến thức mang tính tâm lý trong phương án giảng dạy tập trung ở mức độ

vừa phải sẽ kích thích động lực học tập. Khi học sinh ít chú ý thì không thể nào tiếp thu

được, nhưng tập trung quá cao độ thì sẽ bị căng thẳng. Bốn nhân tố có thể tăng giảm mức độ tập trung của học sinh là mức độ gần gũi, thời gian, hiểu rõ vấn đề, đặt câu hỏi.”

Mức độ gần gũi

Dùng thời gian để gia tăng mức độ tập trung của học sinh: Mức độ tập trung sẽ được tăng cường khi có sự giới hạn thời gian.Sự giới hạn về thời gian cũng là một công cụ thúc đẩy động lực học tập hiệu quả đối với học sinh. Có thể dùng các thủ pháp thời gian để thu hút học sinh tập trung bằng cách giao ước thời gian học sinh khi thực hiện một nhiệm vụ học tập. Rèn luyện cho học sinh học tập, làm bài theo một thời gian xác định là một yêu cầu sư phạm. Tính nhạy cảm về thời gian, tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, hoạt bát là những phẩm chất của tinh thần khoa học. Chính sự giao ước định hạn trong một thời gian nhất định có tác dụng thu hút học sinh tập trung vào vấn đề học tập.

Mặt khác, nếu khi nhận thấy học sinh tập trung cao độ, thì giáo viên nên giảm bớt bằng cách cho thêm thời gian. Ứng xử của giáo viên, dùng thời gian giảm căng thẳng cho học sinh là một điều mang tính tâm lý sư phạm tốt.

Im lặng trong thời gian lâu cũng tạo ra sự chú ý của học sinh”.Nếu người thầy dấy lên không khí ồn ào sôi nổi, hoặc thầy “thao thao bất tuyệt” suốt cả tiết, học sinh sẽ thấy căng thẳng và mất tập trung. Im lặng để cho học sinh ghi chép, vẽ hình, im lặng để tạo khoảng thời gian nghỉ cho học sinh tư duy, im lặng để bao quát các em làm việc …

Đặt câu hi.

Chúng ta muốn dạy theo cách mà mỗi học sinh có thể trả lời từng câu hỏi hoặc giải quyết từng vấn đề. Kiến thức chưa rõ ràng (suy nghĩ về câu trả lời) cũng hiệu quả

nhiều như học sinh đã hiểu được bài (đọc câu trả lời thật to). Kết hợp cả hai cách này sẽ

làm cho học sinh tăng cường hoạt động suy nghĩ”.

Đặt câu hi cho c nhóm: Không nên gọi một học sinh nào đó trả lời. Trong giờ học nếu như bạn gọi học sinh đứng lên trước khi ra câu hỏi thì tất cả mọi người đều nhìn về hướng đó để nghe câu trả lời. Thay vì vậy, bạn có thể thu hút sự chú ý của mọi người bằng cách đặt câu hỏi chung cho cả lớp. Bằng cách này, thì tất cả học sinh đều phải suy nghĩ vì không biết được ai sẽ trả lời.

Dành thi gian cho hc sinh suy nghĩ trước khi tr li. Sau khi đặt câu hỏi, trong thời gian chờ đợi có hai điều sẽ xảy ra: Một là số học sinh cố gắng suy nghĩ về câu trả lời sẽ gia tăng. Hai là câu trả lời trở nên có ý nghĩa hơn, từ đó giáo viên cũng sẽ có nhiều đáp án khác nhau. Khi bạn yêu cầu học sinh trả lời thì hãy chờ chúng giơ tay thật nhiều, rồi sau đó mới gọi một học sinh đứng lên trả lời. Bởi vì lúc đó bạn biết là tất cảđều chuẩn bị sẵn sàng. Bạn cũng nên gọi nhiều học sinh trả lời một câu hỏi vì như thế sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh.

Như vậy, cái mà các thầy cô chúng ta lâu nay thường nói với nhau là hãy bao quát lớp học và hãy thu hút tất cả học sinh vào việc học tập, được Bà M. Hunter giải quyết thật tâm lý, nó gồm hai cách: Hi chung c lp và hãy để dành thi gian cho chúng suy nghĩ.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 43)