Bài th ự c hành: 

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 114 - 116)

V.  Quá trình tiến hành‐ kết quả: 

Bài th ự c hành: 

ĐO  TIÊU  CỰ  CỦA  THẤU  KÍNH 

PHÂN KÌ 

- Tiến hành giảng dạy ở lớp 11A1, 11A5.

* Hoạt động tự lực 1:

- Giáo viên: “Để xác định được tiêu cự của thấu kính phân kì dưa vào cơng thức thấu kính thì ta cần biết những gì?”

- Học sinh trả lời được: cần xác định d, d’.

- Giáo viên: “Để đo được d’ thì chúng ta phải có ảnh thật hay ảnh ảo?” - Học sinh: ảnh thật.

- Giáo viên: “Khi đó, vật phải thỏa điều kiện gì?” - Học sinh: Vật ảo nằm trong khoảng OF của thấu kính.

- Giáo viên: “Nếu chúng ta có vật AB và các thấu kính, để có được vật thỏa điều kiện trên, chúng ta cần bố trí dụng cụ thí nghiệm như thế nào?”

- Học sinh: Dùng một thấu kính hội tụ để tạo ảnh thật A1B1 của vật AB. Khi đó chắn thấu kính phân kì trước ảnh A1B1 , A1B1trở thành vật ảo của thấu kính phân kì.

+ Hầu hết học sinh đều trả lời được các câu hỏi định hướng của giáo viên để rút ra được cơ sở lí thuyết của phương pháp đo.

- Tuy nhiên, do thời gian thực hành ngắn (45 phút), khơng thể tiến hành phân tích kĩ, tạo điều kiện cho học sinh tự lực hết, có lúc giáo viên phải thơng báo để có thời gian cho học sinh thực hành.

* Hoạt động tự lực 2:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm, đa số học sinh tiến hành được theo các bước giáo viên đã hướng dẫn.

- Một số học sinh chưa xác định được khoảng cách d, d’ của vật và ảnh đến thấu kính phân kì, sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh có thể tự xác định d, d’.

- Một vài học sinh tiến hành thí nghiệm cịn chậm do ban đầu điều chỉnh A1B1 quá xa, khơng cịn chỗ trên giá quang học để dịch chuyển, xác định ảnh A2B2.

- Việc xác định vị trí ảnh A2B2 của A1B1 qua thấu kính phân kì làm học sinh lúc túng, các em dịch chuyển màn và không quan sát thấy rõ ràng vị trí nào ảnh rõ nét nhất.

+ Kết quả thực hành:

- Các nhóm1,2,5,7,9,11,12 tiến hành thí nghiệm tốt, kết quả thí nghiệm sai số trong khoảng cho phép.

- Các nhóm 3,6,10 sai số lớn, phải kiểm tra lại trong q trình thí nghiệm chưa chính xác chỗ nào và lấy số liệu lại.

- Nhóm 4,8 tính sai giá trị f do lấy chưa đúng giá trị đại số của d, d’.

* Kết luận chung:

- Các em thích tiến hành thực nghiệm, hứng thú trong học tập hơn khi được trực tiếp làm thực hành.

- Với cách định hướng như thế, đa số học sinh có thể tự lực tiến hành hành động học tập. - Lớp học đơng, giáo viên khơng có thời gian đi quan sát tất cả các nhóm tiến hành thực nghiệm đo đạt, chỉ có thể đánh giá tổng quát trên dựa vào việc quan sát một số nhóm làm thực hành và báo cáo của các nhóm học sinh.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)