Bài m ắ t 

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 106 - 109)

V.  Quá trình tiến hành‐ kết quả: 

Bài m ắ t 

Tiến hành thực giảng tại lớp 11A3

* Hoạt động tự lực 1: Nghiên cứu sự điều tiết của mắt

Tình huống có vấn đề:

- Giáo viên: “xét một thấu kính hội tụ và một màn ảnh đặt cố định, dịch chuyển vật trước thấu kính, người ta sẽ tìm được bao nhiêu vị trí cho ảnh rõ trên màn?”

- Học sinh: Một số học sinh có câu trả lời “Chỉ tìm được một vị trí cho ảnh rõ trên màn”. Một số học sinh chưa có câu trả lời.

- Giáo viên: “Vậy tại sao với thấu kính mắt, vật đặt ở nhiều vị trí trước mắt, vị trí của thấu kính mắt và màng lưới khơng thay đổi mà mắt vẫn ln nhìn thấy vật?”

- Học sinh suy nghĩ, đa số chưa có câu trả lời. * Tổ chức định hướng:

- Nhắc lại cơng thức thấu kính?

1 1 1' '

ddf

- Dựa vào vơng thức thấu kính, chúng ta thấy rằng, khi d’ không đổi, d thay đổi, để công thức thấu kính vẫn đúng thì phải có sự thay đổi của tương ứng.

- Nhắc lại công thức độ tụ của thấu kính? 2 1 2 1 1 1 ( 1)( ); n D n n 1 f R R n     

- Giáo viên: “Với thấu kính mắt, ta có thể thay đổi yếu tố nào để thay đổi độ tụ?” - Học sinh: “Thay đổi R1, R2 là bán kính các mặt cong giới hạn thấu kính”

- Giáo viên: “Ở mắt người, bán kính các mặt cong của thủy tinh thể có thể thay đổi nhờ đâu?”

- Học sinh: Bán kính mặt cong của thủy tinh thể thay đổi nhờ sự co giãn của cơ vòng - Giáo viên thông báo: sự thay đổi độ cong của các mặt thủy tinh thể (dẫn đến sự thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt) để giữ cho ảnh của vật vẫn hiện rõ trên màng lưới được gọi là sự điều tiết của mắt.

- Cho học sinh quan sát flash mô phỏng sự điều tiết của mắt, yêu cầu học sinh nhận xét về bán kính các mặt cong của thể thủy tinh, từ đó liên hệ đến tiêu cự của thấu kính mắt. - Học sinh dễ dàng nhận xét và liên hệ được tiêu cự của thấu kính mắt trong các trường hợp nhìn vật ở gần và nhìn vật ở xa.

- Khi quan sát vật ở xa thì mắt điều tiết sao cho tiêu cự của thấu kính mắt lớn nghĩa là thủy tinh thể dẹt đi. Khi đó, cơ vịng giãn, mắt đỡ mỏi hơn so với khi nhìn gần.

- Khi quan sát vật ở gần thì mắt điều tiết sao cho tiêu cự của thấu kính mắt nhỏ nghĩa là thủy tinh thể phồng lên. Nên cơ vòng co lại, mắt dễ bị mỏi.

? So sánh sự điều tiết của mắt và sự điều chỉnh để ảnh hiện rõ trên phim? - Học sinh so sánh được:

+ Giống nhau: Có sự điều chỉnh để vật ở những vị trí khác nhau trước thấu kính vẫn cho ảnh hiện rõ trên màn.

+ Khác nhau:

Máy ảnh: điều chỉnh khoảng cách giữa các thấu kính, tiêu cự của thấu kính khơng

thay đổi.

Mắt: Tiêu cự của thấu kính mắt thay đổi được để điều chỉnh cho ảnh hiện rõ trên

Kết luận:

- Học sinh có thể tự lực trả lời các câu hỏi của giáo viên từ đó đi đến kiến thức. Tuy nhiên, do kinh nghiệm còn hạn chế, lúc giảng dạy, em chưa liên hệ đến sự thay đổi của độ tụ của thấu kính mắt khi mắt điều tiết để có thể tạo điêu kiện dễ dàng hơn cho bài học tiếp theo là cách sửa các tật của mắt.

- Do chuẩn bị bài giảng chưa kĩ, tiết vận dụng chưa đạt được yêu cầu đã đặt ra.

- Bài dạy các kiến thức mang tính chất lí thuyết, thông báo nên việc giảng dạy tạo điều kiện cho học sinh học tập tự lực là không nhiều.

- Ở dạng bài này, chúng ta nên tạo hứng thú cho học sinh tích cực học tập thơng qua các thí nghiệm xác định khoảng cực cận của mắt, năng suất phân li của mắt, thí nghiệm về sự lưu ảnh,… qua đó đi đến các khái niệm về sự điều tiết, điểm cực cận, cực viễn, năng suất phân li của mắt để học sinh dễ hình dung và chấp nhận kiến thức hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)