Đường đi của tia sáng qua thấu kính:

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 60)

IV. Thực hiện tổ chức hoạt động học tập:

3.Đường đi của tia sáng qua thấu kính:

* Hoạt động 6: Đường đi ca các tia đặc bit

 Tổ chức định hướng; + Mục đích công việc:

+ Phương pháp định hướng: Định hướng chương trình hóa - Nhắc lại tính chất của tiêu điểm vật, tiêu đểm ảnh chính, quang tâm. - Học sinh nêu phương pháp vẽ tia ló ứng với từng trường hợp tia đặc biệt.

+ Kết quả:

- Học sinh vẽđường đi của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. - Học sinh biết phân biệt hướng chùm tia sáng tới dựa vào vị trí tiêu điểm vật đã cho, từ đó vẽ chính xác đường đi của tia sáng.

 Tổ chức thực hiện định hướng:

Định hướng ca giáo viên Hot động ca hc sinh

a. Tia tới song song trục chính:

? Khi chiếu chùm tia sáng tới song song trục chính của thấu kính thì chùm tia ló có phương như thế nào?

? Nếu xét một tia sáng bất kì trong chùm tia song song tới thì tia ló khỏi thấu kính sẽ có phương đi qua điểm nào?

? Vậy để vẽ đường đi của tia sáng tới song song trục chính, ta vẽ như thế nào?

- Giáo viên vẽ lên bảng một quang trục, một thấu kính hội tụ và tiêu điểm ảnh. - Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ.

- Sau đó vẽ tia sáng ló đi qua tiêu điểm ảnh của thấu kính

- Chùm tia ló có phương qua tiêu điểm ảnh chính

- Tia ló cũng sẽ có phương qua tiêu điểm ảnh chính

- Ta xác định điểm tới tại thấu kính và từ đó kẻ tia sáng ló có phương đi qua tiêu điểm ảnh của thấu kính.

- Một học sinh lên bảng vẽ, các em còn lại vẽ hình vào tập.

- Yêu cầu học sinh về nhà vẽđường đi của tia sáng cho trường hợp thấu kính phân kì b. Tia sáng đi qua tiêu điểm vật chính: ? Chùm tia sáng phát từđiểm sáng S đặt tại tiêu điểm vật chính của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló khỏi thấu kính có đặc điểm gì? ? Khi đó, nếu chúng ta chỉ xét một tia trong chùm tia trên thì đường đi của tia sáng đó như thế nào?

- Với nhận xét tương tự, các em cũng có được cách vẽ đường đi của tia sáng có phương qua tiêu điểm vật của thấu kính phân kì.

- Giáo viên vẽ lên bảng hai quang trục của hai thấu kính hội tụ và phân kì.

- Cho vị trí của tiêu điểm vật.

- Gọi học sinh lên vẽ tia sáng đi qua tiêu điểm vật của thấu kính cho cả hai trường hợp.

? Đối với thấu kính hội tụ, tiêu điểm vật nằm ở phía chùm tia tới hay chùm tia ló? Với quang trục như hình, tia sáng tới vẽ như thế nào?

? Đối với thấu kính phân kì thì tia sáng tới vẽ như thế nào?

? Xác định điểm tới tại thấu kính, từ đó vẽ tia ló song song với quang trục chính. c. Tia sáng tới qua quang tâm

- Chùm tia ló có phương song song với trục chính

- Tia sáng ló cũng có phương song song với trục chính.

- Tiêu điểm vật của thấu kính hội tụ nằm ở phía chùm tia tới.

- Tiêu điểm vật của thấu kính phân kì nằm ở phía chùm tia ló.

- Dựa vào nhận xét, vẽ tia tới, tia ló khỏi thấu kính trong hai trường hợp.

- Một học sinh lên bảng vẽ hình, các em còn lại vẽ hình vào tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất quang tâm, từđó tự vẽđường đi của tia sáng trong trường hợp này.

- Tia sáng tới qua quang tâm thì truyền thẳng

* Hoạt động 7: Vđường đi ca tia sáng ti bt kì?

 Phương pháp: thuyết trình, thông báo

* Để vẽđường đi của tia sáng tới bất kì, cần tiến hành theo các bước sau: - Vẽ trục phụ song song với tia tới SI

- Vẽ tiêu diện ảnh, cắt trục phụ nói trên tại một tiêu điểm phụ Fp’ - Từ I, vẽ tia ló qua tiêu điểm ảnh phụ Fp’

* Giáo viên vừa nêu, vừa tiến hành vẽ mẫu trên bảng, học sinh vẽ theo sự hướng dẫn của

giáo viên.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 60)