IV. Thực hiện tổ chức hoạt động học tập:
1. Định nghĩa, phân loại thấu kính
* Hoạt động 1: Xây dựng định nghĩa thấu kính Tổ chức định hướng
+ Mục đích cơng việc:
+ Phương pháp định hướng: Định hướng chương trình hóa
- Cho các nhóm học sinh quan sát lần lượt các thấu kính phẳng- lồi, phẳng- lõm, lồi- lồi, lõm- lõm, lõm- lồi
- Đặt câu hỏi định hướng
- Học sinh hoạt động theo nhóm tìm ra các đặc điểm chung của thấu kính.
+ Kết quả: học sinh đưa ra định nghĩa của nhóm về thấu kính, giáo viên nhận xét, đưa ra một định nghĩa chung nhất.
Tổ chức thực hiện định hướng:
Định hướng của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh quan sát các loại thấu kính (phẳng- lồi, phẳng- lõm, lồi- lồi, lõm- lõm, lõm- lồi)
- Đặt câu hỏi định hướng:
? Thấu kính có hình dạng bên ngồi như thế nào?
? Màu sắc thấu kính (khơng màu hay có màu trắng), có cho ánh sáng truyền qua khơng?
? Các mặt giới hạn của thấu kính có dạng gì?
- u cầu học sinh dựa vào các câu hỏi định hướng để đưa ra một định nghĩa cho thấu kính?
- Kết quả: giáo viên thu các định nghĩa thấu kính, đọc và phân tích một số định nghĩa. Nhận xét các nhóm tốt, tuyên dương các
- Quan sát các thấu kính, cố gắng nhận ra các đặc điểm chung của thấu kính.
- Học sinh dựa vào quan sát các thấu kính để trả lời các câu hỏi từ đó xây dựng một định nghĩa về thấu kính.
- Thống nhất trong nhóm một định nghĩa, sau đó viết ra giấy, nộp lại.
nhóm đưa ra được định nghĩa sát với thấu kính.
- Giáo viên đưa ra một định nghĩa bao gồm tất cả các ý đúng của các nhóm đã xây dựng được.
“ Thấu kính là một khối chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua, được giới hạn bởi một mặt phẳng, một mặt cầu hoặc hai mặt cầu”
- Ghi nhận định nghĩa mới, từ đó có những điều chỉnh với định nghĩa của bản thân cho phù hợp với định nghĩa chung của cả lớp
* Hoạt động 2: Phân loại thấu kính Tổ chức định hướng:
+ Mục đích, u cầu cơng việc:
- Học sinh tự lực phân biệt được thấu kính làm hai loại dựa vào tác dụng của thấu kính đối với chùm tia sáng: làm chùm tia sáng tới loe ra: thấu kính phân kì, làm chùm tia sáng tụ lại: thấu kính hội tụ.
+ Phương pháp định hướng: Định hướng tìm tịi
- Tiến hành thí nghiệm. Dụng cụ thí nghiệm bao gồm: đèn chiếu phát ra chùm tia sáng, các thấu kính phẳng- lồi, phẳng- lõm, lồi- lồi, lõm- lõm, lõm- lồi.
- Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm, nhận xét.
- Khuyến khích học sinh dựa trên những quan sát phân loại thấu kính. + Kết quả: học sinh phân loại được hai loại thấu kính:
Thấu kính hội tụ: làm hội tụ chùm tia tới Thấu kính phân kì: làm phân kì chùm tia tới
Tổ chức thực hiện định hướng:
Định hướng của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm
. Gắn đèn tạo chùm tia sáng lên bảng từ
. Đặt lần lượt từng thấu kính phẳng- lồi, phẳng- lõm, lồi- lồi, lõm- lõm, lõm- lồi trước chùm tia sáng
- u cầu học sinh quan sát, tìm ra nhóm thấu kính có đặc điểm chung về tác dụng đối với chùm tia sáng.
Thấu kính hội tụ: làm hội tụ chùm tia tới Thấu kính phân kì: làm phân kì chùm tia tới
- Trên cơ sở phân loại đó, yêu cầu học sinh tìm ra các đặc điểm chung về cấu tạo của các thấu kính cùng nhóm để có thêm cách phân biệt thấu kính đơn giản hơn.
Thấu kính hội tụ: rìa mỏng Thấu kính phân kì: rìa dày
- Dựa trên những kết luận mà học sinh đã rút ra được, giáo viên tổng kết lại:
Thấu kính hội tụ: làm hội tụ chùm tia, có rìa mỏng
Thấu kính phân kì: phân kì chùm tia, rìa dày
- Quan sát chùm tia ló và nhận xét về chùm tia ló ra khỏi thấu kính.
Một số thấu kính làm chùm tia loe ra (phân kì)
Một số thấu kính làm chùm tia tụ lại (hội tụ)
- Dựa vào quan sát để rút ra được các đặc điểm chung về cấu tạo của các nhóm thấu kính
Thấu kính hội tụ: rìa mỏng Thấu kính phân kì: rìa dày
* Hoạt động 3: Các đặc trưng của thấu kính Phương pháp: Thuyết trình, thơng báo.
- Ta chỉ xét thấu kính mỏng, nghĩa là thấu kính có bề dày ở tâm rất nhỏ so với bán kính các mặt cong.
- Xét thấu kính đặt trong khơng khí
- R1, R2 là bán kính các mặt cầu giới hạn thấu kính - C1, C2 là tâm các mặt cầu
- Đường thẳng nối C1, C2 là trục chính của thấu kính
- Trục chính cắt thấu kính tại một điểm gọi là quang tâm O.
- Đường thẳng bất kì qua quang tâm là trục phụ. * Tia sáng qua quang tâm thì truyền thẳng
O2 O1 O1
R1 R2
* Điều kiện cho ảnh rõ nét:
Để thấu kính cho ảnh rõ nét, các tia sáng tới thấu kính phải lập một góc nhỏ với trục chính. Trong điều kiện này, ứng với một điểm vật chỉ có một điểm ảnh. Đó là điều kiện tương điểm.