II. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực‐ tự lực của học
4. Ph ươ ng pháp tăng c ường tính tích cực , sự hứ ng thú h ọ c t ậ p v ậ t lí ở h ọ c sinh
4.6. Tạo bầu không khí học tập thân thiện, thoải mái trong lớp học:
Từ thực tế, cũng như tâm lý học đã chứng minh nếu chúng ta tạo ra được môi trường thoải mái trong giờ học sẽ tăng cao được khả năng lĩnh hội của người học. Làm thế nào để có một giờ học thoải mái, tạo được cảm giác thích thú cho trị ? Bà Hunter mách nước:
Tạo cho học sinh có cảm giác mình là người quan trọng trong lớp học: Nguyên
tắc này đã được Macarencô phát biểu từ lâu : “Tôn trọng và yêu cầu cao”. Khi người học được tôn trọng đúng mức, họ sẽ thoải mái hơn trong học tập, họ tự tin hơn khi phát biểu đóng góp ý kiến trong q trình xây dựng bài. Từ đó, người học có hứng thú, tích cực hơn trong học tập.
Sử dụng tính hài hước một cách khơn khéo và hiệu quả: Dùng tính hài hước trong
giờ học là một công cụ hữu hiệu để tạo ra cảm giác thú vị cho học sinh. Tạo sự hóm hỉnh sao cho thích hợp và không rời xa bài giảng, sẽ làm cho học sinh thực sự quan tâm đến bài học và mong muốn được tiếp thu nhiều hơn nữa
Phát huy mọi nỗ lực của học sinh. Một giờ học dành cho học sinh làm việc theo
nhóm và cá nhân, giao tiếp có hiệu quả thì khơng theo một kiểu mẫu nào cả. Giáo viên nên phân tích và cố gắng ghi nhận tất cả các phát biểu của học sinh tham gia xây dựng bài. Khi đó, học sinh sẽ tự tin vào bản thân hơn và hăng hái, tích cực tham gia hơn vào quá trình xây dựng bài.
Cảm giác ép buộc. Ép buộc học cũng là một cách để kích thích nỗ lực học tập của
học sinh. “Nếu áp dụng khơng thích hợp sẽ dẫn đến hậu quả ngoài ý muốn”. Hầu hết chúng ta đều miễn cưỡng khi áp dụng phương pháp này trong lớp học. Bởi vì, mặc dù nó có hiệu quả trong việc kích thích học tập nhưng học sinh sẽ không cảm thấy thoải mái khi học tập”
Việc học tập diễn ra tốt nhất trong môi trường không quá nhiều áp lực, lúc đó não bộ sẽ sẵn sàng để tiếp thu những kiến thức mới. Khi ép buộc thì học sinh chỉ học để đối phó mà thơi. Khi chúng ta đã nhận biết được vai trò và thỉnh thoảng áp dụng biện pháp ép
buộc học (đối với những học sinh hứng thú nhưng không chịu học) thì chúng ta nên cố gắng loại trừ những hậu quả có thể xảy ra là học sinh sẽ né tránh việc học bằng cách tạo ra sự thú vị trong học tập ngay sau đó”. Ví dụ như sử dụng các lời bình nhằm khuyến khích học sinh:
“Thầy (cô) đã gây ra nhiều áp lực cho các em và các em đã hoàn thành một cách xuất sắc”
“Mặc dù với những khái niệm như vậy, sự cố gắng của các em đã thể hiện mình đã hiểu rõ vấn đề”
“Thầy (cô) biết các em bực bội bởi vì các yêu cầu phải làm nhưng các em nên tự hào về những thành tích tiến bộ của mình”.