II. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực‐ tự lực của học
d. Trình độ sáng tạo (đề suất và giải quyết vấn đề không theo mẫu sẵn có) Trình
bằng cách lựa chọn, đề xuất và áp dụng kiến thức để giải quyết được các vấn đề không theo mẫu đã có sẵn, đề ra và giải đáp được các câu hỏi theo dạng: “Có vấn đề gì?” “Đề xuất ý kiến, cách giải quyết như thế nào?”
Dựa trên các trình độ của mục tiêu nhận thức, có thể chọn lựa phương pháp giảng dạy hợp lí đồng thời xây dựng được các tiêu chí chung cho việc kiểm tra, đánh giá trước, trong và sau khi học.
Trong giới hạn bài luận văn này, chỉ quan tâm đến việc phát triển ba trình độ nhận thức đầu đó là nhận biết, hiểu và vận dụng.
2. Kiểm tra‐ đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh:
2.1. Khái niệm kiểm tra‐ đánh giá:
Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu nhận được những thông tin cần thiết để đánh giá.
“Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đích nào đó” (J.M.Ketele)
2.2.Chức năng của kiểm tra‐ đánh giá:
Kiểm tra, đánh giá có chức năng khác nhau tùy theo mục đích kiểm tra, đánh giá. Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân loại các chức năng của kiểm tra- đánh giá. J.M.Ketele phân biệt tám chức năng khác nhau của đánh giá sư phạm:
- Đánh giá nhằm xác nhận hay tổng kết mục tiêu tổng thể.
- Đánh giá nhằm xếp loại trong một tập thể hay tổng kết các mục tiêu hoàn thiện. - Đánh giá nhằm tổng kết các mục tiêu trung gian.
- Đánh giá nhằm chẩn đốn.
- Đánh giá nhằm xếp các nhóm nhỏ. - Đánh giá nhằm tuyển chọn.
- Đánh giá nhằm tiên đốn sự thành cơng. - Đánh giá nhằm xếp thứ tự các mục tiêu.
Giáo sư Trần Bá Hoành đề cập đến ba chức năng của đánh giá - Chức năng sư phạm
- Chức năng xã hội - Chức năng khoa học.
Trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, chúng ta chủ yếu quan tâm đến các chức năng sư phạm của việc kiểm tra- đánh giá, bao gồm các chức năng chính sau:
- Chức năng chẩn đoán
- Chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động học
- Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả việc dạy học
2.2.1 Chức năng chẩn đốn: Được tiến hành nhằm mục đích thu lượm thơng tin cần thiết cho việc xác định hoặc cải tiến mục tiêu, phương pháp dạy học. thông tin cần thiết cho việc xác định hoặc cải tiến mục tiêu, phương pháp dạy học.
Nhờ việc xem xét kết quả kiểm tra đánh giá được tiến hành vào khi bắt đầu dạy một kiến thức mới, ta có thể xác định mục tiêu, phương pháp dạy học cho phù hợp, đồng thời việc xem xét kết quả kiểm tra, đánh giá cũng cho phép có những thay đổi cải tiến hoặc phát huy cho những phần kiến thức đã giảng dạy.
2.2.2. Chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động học:
Các bài kiểm tra, trắc nghiệm có thể được sử dụng như phương tiện dạy học: thông qua việc kiểm tra đánh giá (được tiến hành trong quá trình dạy học) để dạy học. Nghĩa là qua các bài kiểm tra, các câu trắc nghiệm, mục tiêu dạy học cụ thể đối với các kiến thức, kĩ năng được diễn đạt để người học có thể tự xem xét, tự học theo các mục tiêu đó. Những bài kiểm tra như vậy có tác dụng định hướng hoạt động học tập tích cực, tự lực của người học.
Việc xem xét thảo luận về các câu hỏi trắc nghiệm được tổ chức một cách khoa học, đúng lúc, có hiệu quả có thể xem như một phương pháp tích cực giúp cho người học chiếm lĩnh kiến thức được tích cực, sâu sắc, vững chắc hơn đồng thời có thể giúp người dạy kịp thời bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy cho hiệu quả.
2.2.3 Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học
Các bài kiểm tra, trắc nghiệm được sử dụng để đánh giá thành tích học tập, xác nhận trình độ kiến thức, kĩ năng của người học.
Việc kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức, kĩ năng đòi hỏi phải soạn thảo nội dung các bài kiểm tra trắc nghiệm và tiêu chí đánh giá căn cứ theo các mục tiêu dạy học cụ thể đã xác định cho từng kiến thức, kĩ năng. Các bài kiểm tra đáp ứng tốt yêu cầu này có thể được dùng để nghiên cứu đánh giá mục tiêu dạy học và hiệu quả của phương pháp dạy học.
2.3. Qui trình kiểm tra‐ đánh giá:
Để đảm bảo tính khoa học của việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng cần tiến hành theo một qui trình hoạt động chặt chẽ, gồm các bước sau:
Việc kiểm tra- đánh giá có các mục đích khác nhau tùy trường hợp:
- Kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng để đánh giá trình độ xuất phát của người học. - Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích định hướng hoạt động học.
- Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành tích, kết quả học tập hoặc nhằm nghiên cứu, đánh giá mục tiêu, phương pháp dạy học.
2.3.2 Xác định rõ các nội dung cụ thể của các kiến thức kĩ năng cần kiểm
tra đánh giá, các tiêu chí cụ thể của mục tiêu dạy học với từng kiến thức, kĩ năng đó để làm căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu và sẽ thu được trong kiểm tra.
Việc xác định nội dung kiến thức cần chính xác, cụ thể và cơ đọng.
Việc xác định các mục tiêu, tiêu chí đánh giá cần dựa trên quan niệm rõ ràng và sâu sắc về các mục tiêu dạy học.
2.3.3. Xác định rõ biện pháp thu lượm thơng tin (hình thức kiểm tra) phù
hợp với đặc điểm nội dung kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, phù hợp với mục đích kiểm tra, đánh giá và điều kiện cho phép. Tùy trường hợp mà các hình thức kiểm tra có thể là: quan sát, vấn đáp, tự luận hay trắc nghiệm… Cần nhận rõ ưu, nhược điểm của mỗi hình thức kiểm tra để có thể sử dụng phối hợp nhiều hình thức kiểm tra nhằm phát huy tối đa ưu điểm và khắc phục được tối đa các nhược điểm của mỗi hình thức đó.
2.3.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi, các đề bài kiểm tra, các bài trắc nghiệm
cho phép thu lượm các thông tin tương ứng với các tiêu chí mục tiêu đã xác định và phù hợp với hình thức kiểm tra đã lựa chọn.
2.3.5. Tiến hành kiểm tra, thu lượm thông tin, xem xét kết quả và kết luận, đánh giá. Chấm các bài kiểm tra, căn cứ theo một thang điểm được xây dựng phù luận, đánh giá. Chấm các bài kiểm tra, căn cứ theo một thang điểm được xây dựng phù
hợp với các tiêu chí đánh giá đã xác định. Xem xét các kết quả chấm thu được, rút ra kết luận đánh giá tương ứng mục đích đã xác định.