Sự điều tiết, điểm cực cận, điểm cực viễn

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 77)

* Hoạt động 2: Tìm hiu thế nào là sđiu tiết ca mt

 Tổ chức định hướng: + Mục đích, yêu cầu công việc:

- Học sinh nắm được sựđiều tiết của thấu kính mắt, thấy được sự khác nhau giữa sựđiều tiết của thấu kính mắt với sựđiều chỉnh máy ảnh.

- Học sinh nắm được khái niệm điểm cực cận, cực viễn, mắt không có tật. + Phương pháp định hướng: Định hướng chương trình hóa

- Tạo hứng thú bằng tình huống có vấn đề

Xét một thấu kính hội tụ và một màn ảnh đặt cách nhau một khoảng cốđịnh, dịch chuyển vật trước thấu kính, người ta sẽ tìm được bao nhiêu vị trí cho ảnh rõ trên màn?

Vậy tại sao với thấu kính mắt, vị trí của thấu kính, vị trí màn cốđịnh mà vật đặt ở nhiều vị trí trước mắt mà mắt vẫn luôn nhìn thấy vật?

- Nhắc lại công thức thấu kính?

- Nhắc lại công thức độ tụ của thấu kính?

? Với thấu kính mắt, ta có thể thay đổi yếu tố nào để thay đổi độ tụ?

- Ở mắt người, bán kính các mặt cong của thủy tinh thể có thể thay đổi nhờđâu?

- Cho học sinh quan sát flash mô phỏng sự điều tiết của mắt, sau đó yêu cầu học sinh nhận xét sự thay đổi độ tụ của thấu kính mắt khi điều tiết.

 Tổ chức thực hiện định hướng:

Định hướng ca giáo viên Hot động ca hc sinh

* Tình huống có vấn đề:

Xét một thấu kính hội tụ và một màn ảnh đặt cách nhau một khoảng cố định, dịch chuyển vật trước thấu kính, người ta sẽ tìm được bao nhiêu vị trí cho ảnh rõ trên màn?

Vậy tại sao với thấu kính mắt, vật đặt ở nhiều vị trí trước mắt, vị trí của thấu kính mắt và màn không thay đổi mà mắt vẫn luôn nhìn thấy vật? * Tổ chức định hướng: - Nhắc lại công thức thấu kính? - Nhắc lại công thức độ tụ của thấu kính? ? Với thấu kính mắt, ta có thể thay đổi yếu tố nào để thay đổi độ tụ? - Ở mắt người, bán kính các mặt cong của thủy tinh thể có thể thay đổi nhờđâu?

- Do , không đổi, nên ta chỉ tìm được một vị trí cho ảnh rõ trên màn. - Suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Có thể chưa tìm ra câu trả lời. - Công thức thấu kính: 1 1 1 ' ddf 2 1 2 1 1 1 ( 1)( ); n D n n 1 f R R n      - Thay đổi R1, R2 là bán kính các mặt cong giới hạn thấu kính - Bán kính mặt cong của thủy tinh thể thay đổi nhờ sự co giãn của cơ vòng

- Giáo viên thông báo: sự thay đổi độ cong của các mặt thủy tinh thể (dẫn đến sự thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt) để giữ cho ảnh của vật vẫn hiện rõ trên màng lưới được gọi là sự điều tiết của mắt.

- Cho học sinh quan sát flash mô phỏng sự điều tiết của mắt, yêu cầu học sinh nhận xét về bán kính các mặt cong của thể thủy tinh, từ đó liên hệđến tiêu cự của thấu kính mắt.

- Khi quan sát vật ở xa thì mắt điều tiết sao cho tiêu cự của thấu kính mắt lớn nghĩa là thủy tinh thể dẹt đi. Khi đó, cơ vòng giãn, mắt đỡ mỏi hơn so với khi nhìn gần.

- Khi quan sát vật ở gần thì mắt điều tiết sao cho tiêu cự của thấu kính mắt nhỏ nghĩa là thủy tinh thể phồng lên. Nên cơ vòng co lại, mắt dễ bị

- Khi quan sát các vật ở gần, thủy tinh thể phồng lên (bán kính cong nhỏ), tiêu cự của thấu kính mắt nhỏ.

- Quan sát các vật ở xa, thủy tinh thể dẹt xuống (bán kính cong lớn), tiêu cự của thấu kính mắt lớn.

mỏi. ? So sánh sự điều tiết của mắt và sự điều chỉnh để ảnh hiện rõ trên phim? + Giống nhau: Có sựđiều chỉnh để vật ở những vị trí khác nhau trước thấu kính vẫn cho ảnh hiện rõ trên màn. + Khác nhau: Máy ảnh: điều chỉnh khoảng cách giữa các thấu kính, tiêu cự của thấu kính không thay đổi Mắt: Tiêu cự của thấu kính mắt thay đổi được để điều chỉnh cho ảnh hiện rõ trên màn lưới, còn vị trí của thấu kính mắt không thay đổi.

* Hoạt động 3: Tìm hiu đim cc cn, đim cc vin

 Phương pháp: thông báo * Điểm cực viễn Cv:

- Điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới khi mắt không điều tiết gọi là điểm cực viễn Cv.

- Đối với mắt không có tật thì điểm cực viễn ở xa vô cùng.

- Điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà nếu vật đặt tại đó thì ảnh của vật hiện trên màng lưới khi mắt điều tiết cực đại gọi là điểm cực cận Cc.

- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận là OCcđược gọi là khoảng cực cận. KH: Đ

* Nếu vật tiến lại gần mắt hơn điểm cực cận hoặc xa hơn điểm cực viễn thì qua thấu kính mắt, ảnh sẽ không còn hiện rõ nét trên màng lưới được nữa.

Đ

Khoảng cách CcCv là khoảng nhìn rõ của mắt. Kí hiệu: Đ 3. Góc trông vật và năng suất phân ly của mắt:

- Để thấy rõ một vật AB, ngoài điều kiện vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt còn phụ thuộc vào góc trông đoạn AB

- Góc trông vật AB là góc  tạo bởi hai tia sáng xuất phát từ hai điểm A,B tới mắt. - Góc trông vật  là góc nhỏ nên α≈ tanα

AB: độ cao vật.

l: khoảng cách từ vật đến mắt.

* Năng suất phân ly của mắt là góc trông nhỏ nhất khi nhìn đoạn AB mà mắt vẫn còn phân biệt được hai điểm AB

4. Sự lưu ảnh của mắt:

Sau khi ánh sáng kích thích trên màng lưới mắt, ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài khoảng 0,1s; trong khoảng thời gian đó ta vẫn còn cảm giác nhìn thấy vật. Đó là sự lưu ảnh của mắt.

Hiện tượng này ứng dụng trong điện ảnh. Khi chiếu phim, cứ sau 0,033s hay 0,04s người ta lại chiếu một cảnh. Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới nên người xem có cảm giác quá trình diễn ra là liên tục.

Bài 52:  

KÍNH LÚP 

I. Mục đích- Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Học sinh trình bày được công dụng của kính lúp và các cách ngắm chừng.

- Học sinh trình bày được khái niệm số bội giác của kính lúp, phân biệt được số bội giác của kính lúp với độ phóng đại ảnh.

2. Thao tác:

- Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài học thông qua việc đề xuất dụng cụ quang học tạo ảnh của vật có góc trông ảnh lớn hơn góc trông trực tiếp vật.

- Học sinh tự lực xây dựng được công thức tính số bội giác của kính lúp trong trường hợp ngắm chừng cực cận và ngắm chừng ở vô cực sau khi đã biết về công thức số bội giác của kính lúp.

II. Phương pháp:

Sử dụng các phương pháp định hướng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh:

- Phương pháp định hướng tìm tòi: xác định dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt nhằm tăng góc trông ảnh.

- Phương pháp định hướng chương trình hóa: xây dựng công thức số bội giác của kính lúp trong các trường hợp ngắm chừng cực cận và ngắm chừng ở vô cùng.

III. Dụng cụ dạy học:

- Vật quan sát (dòng chữ nhỏ trên một con tem: nhỏ, mắt thường không quan sát thấy rõ)

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)