Tiêu điểm Tiêu diện Tiêu cự:

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 57 - 60)

IV. Thực hiện tổ chức hoạt động học tập:

2. Tiêu điểm Tiêu diện Tiêu cự:

* Hoạt động 4: Tìm hiểu tiêu điểm ảnh chính của thấu kính  Tổ chức định hướng:

+ Mục đích- u cầu cơng việc:

- Học sinh tự lực đưa ra được khái niện về tiêu điểm ảnh của thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, từ đó đưa ra khái niệm chung cho tiêu điểm ảnh của thấu kính.

+ Phương pháp: Định hướng chương trình hóa

- Cho học sinh quan sát thí nghiệm chiếu chùm tia sáng song song trục chính đến thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.

- u cầu học sinh lên bảng vẽ lại đường đi của chùm tia ló ra khỏi thấu kính.

- u cầu học sinh xác định giao điểm của chùm tia ló hoặc giao điểm của phương chùm tia ló (vị trí so với trục chính, nằm phía chùm tia tới hay chùm tia ló).

- Yêu cầu học sinh đưa ra khái niệm chung cho tiêu điểm ảnh của thấu kính. + Kết quả:

- Học sinh có khái niệm về tiêu điểm ảnh của thấu kính.

- Phân biệt được vị trí tiêu điểm ảnh của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.  Tổ chức thực hiện định hướng:

Định hướng của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Lắp đặt thí nghiệm lên bảng . Đèn phát ra chùm tia sáng . Màn chắn sáng (3 khe)

. Các thấu kính (một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kì)

. Vẽ sẵn một đường thẳng (quang trục của thấu kính), điều chỉnh đèn sao cho ba tia sáng song song với trục chính của thấu kính.

. Lần lượt để các thấu kính chắn ba tia sáng song song, trục của thấu kính trùng với đường thẳng đã kẻ.

- Giáo viên tiến hành thí nghiệm, nhờ học sinh lên bảng vẽ đường truyền của 3 tia ló khỏi thấu kính, đường đi của 3 tia sáng tới thấu kính

- Đặt câu hỏi:

? Khi chiếu các tia sáng (3 tia) song song với trục chính của thấu kính thì các tia ló khỏi thấu kính có tính chất gì đặc biệt? ? Nhận xét vị trí của giao điểm chùm tia ló (hoặc phương của chùm tia ló) so với quang trục chính, giao điểm này nằm ở phía chùm tia tới hay chùm tia ló?

? Điểm sáng được tạo ra trong thí nghiệm trên được gọi là tiêu điểm ảnh của thấu kính. Dựa vào điểm chung của hai thí nghiệm, các em hãy đưa ra một định nghĩa

- Quan sát thí nghiệm

- Lên bảng vẽ đường đi của tia sáng, nhận xét.

- Ba tia sáng này đồng qui tại một điểm

- Giao điểm nằm trên trục chính của thấu kính

- Đối với thấu kính hội tụ, giao điểm nàm ở phía chùm tia ló, với thấu kính phân kì, giao điểm này nằm ở phía chùm tia tới - Điểm giống nhau của hai thí nghiệm: . Chiếu ba tia sáng song song trục chính của thấu kính đến thấu kính

chung cho tiêu điểm ảng của thấu kính? - Giáo viên tổng hợp lại kiến thức, yêu cầu học sinh vẽ hình.

Khi chiếu một chùm tia sáng song song trục chính đến thấu kính thì chùm tia ló hoặc phương của chùm tia ló sẽ cắt nhau tại một điểm trên trục chính của thấu kính. Ta kí hiệu điểm này là F’: gọi là tiêu điểm ảnh của thấu kính.

. Tia ló (hoặc phương của tia ló) đều cắt nhau tại một điểm trên trục chính của thấu kính

* Hoạt động 5:Tiêu điểm vật chính:

 Phương pháp: Thuyết trình thơng báo

+ Với thấu kính hội tụ: Điểm F trên trục chính đối xứng với F’ sao cho khi đặt một điểm sáng S tại đó, S phát ra chùm tia sáng phân kì tới thấu kính, thì chùm tia ló là chùm tia song song trục chính.

+ Với thấu kính phân kì: chiếu tới thấu kính phân kì một chùm tia hội tụ tại điểm F sau kính, đối xứng với F’ qua kính, chùm tia ló là chùm tia song song.

* Hoạt động 6: Tiêu điểm phụ- tiêu diện  Phương pháp: Thuyết trình thơng báo

+ Tiêu diện vật: Mặt phẳng vng góc với trục chính tại tiêu điểm vật chính. + Tiêu diện ảnh: Mặt phẳng vng góc với trục chính tại tiêu điểm ảnh chính. + Tiêu điểm vật phụ: Điểm cắt bất kì của một trục phụ với tiêu diện vật.

+ Tiêu điểm ảnh phụ: Điểm cắt bất kì của một trục phụ với tiêu diện ảnh.

* Hoạt động 7: Tiêu cự

 Phương pháp: thuyết trình- thơng báo

= OF = OF/

Qui ước: > 0 với thấu kính hội tụ.

< 0 với thấu kính phân kì.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)