Xác đ ịnh mục tiêu dạy học tri thức vật lí cụ thể : 

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 27 - 29)

II.  Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực‐ tự lực của học

1. Xác đ ịnh mục tiêu dạy học tri thức vật lí cụ thể : 

Việc xác định mục tiêu dạy học có tầm quan trong đặc biệt:

- Nhằm có được phương hướng, tiêu chí để quyết định về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học.

- Là cơ sở cho việc đối chiếu, đánh giá khi kết thúc giờ học, môn học, phần học hay trong quá trình dạy một kiến thức cụ thể.

- Mục tiêu môn học được thông báo cho người học sẽ góp phần định hướng cho người học: “sẽ học cái gì, cần chú ý vào các điểm trọng tâm nào? Kiến thức sau quá trình học tập là gì?” Điều này sẽ giúp người học tự tổ chức cơng việc học tập của mình một cách hiệu quả hơn.

- Có được ý thức rõ ràng về các kiến thức, kĩ năng mà người giáo viên cần có.

Chuẩn bị tốt mục tiêu dạy học cũng giống như vẽ được một bản vẽ chi tiết của một ngôi nhà cần xây dựng, đây bước đầu tiên, cần thiết, quyết định hình dáng, cấu trúc của ngơi nhà khi hồn thành. Trong dạy học, mục tiêu dạy học chính là cơ sở đầu tiên quyết định kết quả mà quá trình hoạt động học tập của học sinh sẽ đạt được.

1.2. Khái niệm mục tiêu thao tác: 

- Phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm chú trọng đến những khả năng mà người học cần đạt được trong và sau khi học, là kết quả mà sự dạy mang lại ở người học và được gọi là các mục tiêu thao tác. Những mục tiêu này mô tả hành vi cụ thể quan sát được ở người học, là kết quả của thao tác mà người học phải có khả năng thực hiện được.

- Có tác giả còn gọi mục tiêu thao tác là mục tiêu đặc thù hay mục tiêu cụ thể để phân biệt với nghĩa khác của khái niệm mục tiêu thông thường vẫn quen dùng.

- Với ý nghĩa nêu trên, các điều kiện để diễn đạt một mục tiêu đúng ý nghĩa là mục tiêu thao tác khi dạy học một nội dung cụ thể là:

 Mục tiêu luôn được diễn đạt theo người học chứ không phải theo người dạy.

Nghĩa là mục tiêu sẽ bắt đầu bằng các cụm từ: “Người học có khả năng…”.

 Mục tiêu được diễn đạt phải là mục tiêu đặc thù, nghĩa là khả năng nói đến phải được diễn tả bằng một từ đơn nghĩa, không thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau, phải đủ rõ ràng để những ai tìm hiểu sẽ có hình dung giống nhau về sản phẩm mong đợi.

 Kết quả mong đợi phải được mô tả dưới dạng một hành vi quan sát được. Chẳng hạn nếu kết quả mọng đợi là “hiểu” thì cần mơ tả hành vi thể hiện rằng học sinh đó đã hiểu.

 Cần xác định rõ hoàn cảnh mà hành vi đó được thực hiện: các điều kiện về thời gian và điều kiện về vật chất…

 Cần xác định các tiêu chí chấp nhận thành tích nghĩa là mức độ của sự thành công mà bắt đầu từ đó, người ta coi rằng đã đạt mục tiêu.

1.3. Các loi mc tiêu thao tác: 

Theo tác giả Phạm Hữu Tịng, có ba nhóm mục tiêu thao tác:

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực học sinh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)