Người học nghề

Một phần của tài liệu Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 32 - 34)

Người học nghề là cá nhân có mong muốn và trực tiếp tham gia xác lập, thực hiện quan hệ pháp luật về học nghề với cơ sở dạy nghề. Nhìn ở những góc độ khác nhau, người học nghề bao gồm nhiều loại khác nhau. Dựa trên những tiêu chí nhất định, có thể phân loại người học nghề như sau:

- Dựa theo giới tính, có thể phân thành hai loại: học nghề nam và học nghề nữ;

- Theo tình trạng cơ thể, có người học nghề với thể trạng bình thường và người học nghề là người tàn tật;

- Theo độ tuổi của học viên học nghề có thể phân chia thành: người học nghề chưa thành niên và người học nghề đã thành niên;

- Theo yêu cầu, tính chất việc làm có thể phân thành người học nghề tìm kiếm việc làm và người học nghề nâng cao trình độ tay nghề…

Thông thường, người học nghề phải "từ đủ 13 tuổi trở lên" theo quy định của Bộ luật Lao động.

Mục đích của người học khi tham gia quan hệ học nghề là để trang bị cho bản thân kỹ năng thực hành một nghề nhất định để tìm kiếm việc làm bằng cách giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác hay tự tạo việc làm cho mình. Độ tuổi 13 là giai đoạn bắt đầu cho người học có thể tiếp thu những kiến thức nghề nghiệp một cách đầy đủ, đồng thời đây cũng là giai đoạn người học nghề bắt đầu chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia quan hệ lao động, đáp ứng những điều kiện cần và đủ của người lao động. Song việc quy định độ tuổi tham gia học nghề ở một khía cạnh nào đó cũng chỉ mang tính chất tương đối đối với quan hệ dạy và học nghề.

Độ tuổi là hình thức phản ánh khả năng nhận thức của con người, nhưng để tham gia quan hệ học nghề thì người học nghề cần đảm bảo sức khỏe để tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành nghề. Do vậy, yếu tố sức khỏe cũng là một yêu cầu đặt ra đối với chủ thể là người học nghề khi giao kết hợp đồng học nghề. Độ tuổi và sức khỏe là điều kiện cần và đủ để cá nhân có thể tham gia quan hệ học nghề. Sự kết hợp hai yếu tố này được biểu hiện ra bên ngoài mà ta có thể nhận biết được như: chiều cao, cân nặng, dung nhan, các khí quan… Tùy từng loại nghề, tiêu chuẩn về tuổi và sức khỏe đặt ra đối với người học khác nhau. Trong các ngành nghề khi doanh nghiệp tuyển người học nghề sau khi học xong vào làm tại doanh nghiệp thì những tiêu chuẩn về thể lực luôn được đặt ra như tiêu chuẩn của lái xe, tiêu chuẩn của thuyền viên, tiêu chuẩn của tiếp viên hàng không, tiêu chuẩn của thợ lò… Những yêu cầu đó chính là cơ sở để tuyển chọn lao động của doanh nghiệp sau khi người học hoàn thành xong khóa học nhằm một mặt đảm bảo hiệu quả của quá trình học, mặt khác đảm bảo an toàn cho người học, tránh xảy ra các sự cố nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người học nghề.

Học nghề là quyền tự do của mỗi cá nhân nhưng quyền này chỉ được thừa nhận khi cá nhân đó thỏa mãn những điều kiện pháp luật quy định. Không vi phạm nghề cấm như là một điều kiện đương nhiên đặt ra đối với người học nghề. Phạm vi cấm cần được đặt ra đối với tất cả mọi người học nghề hoặc đối với từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như những người nhiễm

HIV/AIDS sẽ không được tham gia học nghề mà những công việc cụ thể có khả năng lây nhiễm cho người khác nhằm bảo vệ người học nghề, cơ sở dạy nghề và lợi ích chung của xã hội.

Một phần của tài liệu Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)