của pháp luật, dẫn đến hệ quả bị lừa dối hoặc áp đặt ý chí trong giao kết hợp đồng học nghề.
Thứ ba, công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan hữu quan còn
mang tính hình thức, chưa triệt để nên còn hiện tượng vi phạm pháp luật trong giao kết và thực hiện hợp đồng học nghề tại các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp
Thứ tư, về mặt bằng chung, chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp
còn thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên người lao động buộc phải phá vỡ những quy định trong hợp đồng học nghề để tìm chỗ làm mới với mức lương cao hơn. Đây có thể coi là nguyên nhân gián tiếp của những tranh chấp về hợp đồng học nghề trong việc bồi thường chi phí đào tạo đang xảy ra tại các doanh nghiệp hiện nay.
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ
3.2.1. Đảm bảo quyền và lợi ích các bên trong quan hệ hợp đồng học nghề học nghề
Hợp đồng học nghề là một trong những cách thức tạo sự gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động, đồng thời cụ thể hóa chính sách chiến lược sử dụng nhân lực của mỗi doanh nghiệp, bởi đây là cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm của hai bên theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 23 Bộ luật Lao động ghi"Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề
nghiệp cho người lao động" [37] và Luật Dạy nghề hiện hành, Điều 64
Chương VI cũng quy định: "Người tốt nghiệp các khóa học nghề do người sử
dụng lao động cấp học bổng, chi phí dạy nghề phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng học nghề, trường hợp không thực hiện đúng cam kết phải bồi hoàn học bổng, chi phí dạy nghề" [38]. Như
vậy trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động trong công tác đào tạo nghề đã được nhà nước quy định.
Thực tế đã minh chứng, những doanh nghiệp chú trọng đến chiến lược và có chính sách tổ chức thực hiện cụ thể việc đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho công nhân, nhân viên học tập nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp thì dù có thể doanh nghiệp đó sẽ gặp phải thiệt thòi, mất đi một số lượng người đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng nhìn chung tổng nguồn lực của doanh nghiệp đó vẫn tăng lên mạnh về tri thức, về kỹ thuật và đặc biệt tạo sự tin tưởng, yên tâm của người lao động gắn bó làm việc với năng suất lao động hiệu quả, tạo thương hiệu uy tín về sử dụng nhân lực, thu hút được nhiều lao động đến doanh nghiệp làm việc. Có thể nói, nhân lực là yếu tố quan trọng của sự tồn tại và phát triền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề cần sự điều chỉnh của pháp luật, trước tiên là trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động và sự tác động về chính sách thị trường lao động của Nhà nước.
Hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng học nghề cần dung hòa trách nhiệm và lợi ích của cả người lao động lẫn doanh nghiệp sử dụng lao động. Nếu không bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động thì không khai thác được nguồn lực cho sự phát triển vì họ sẽ không nâng cao trình độ tay nghề hay kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp, xã hội không ổn định. Tuy nhiên, bảo vệ người lao động mà không tính đến yêu cầu của sự phát triển chung, chấp nhận thói quen vô trách nhiệm của họ hay thủ tiêu động cơ cạnh tranh giữa những người lao động thì có thể kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Ngược lại, doanh nghiệp là đơn vị sử dụng lao động đồng thời là nơi sản xuất kinh doanh cho nên bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp cũng góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Xét trong quan hệ dạy và học nghề, chủ sử dụng lao động cũng là một chủ thể cần được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với chủ thể khác. Hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng học nghề phải đồng thời hướng tới hai mục tiêu: bảo vệ quyền của người học nghề để phát triển nhân lực và bảo vệ lợi ích doanh nghiệp để ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Điều đó đòi hỏi hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng học nghề phải có sự điều tiết hợp lý trên cơ sở phù hợp với yêu cầu chính đáng của hai bên.