Trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 46 - 48)

Trong những năm qua, với chính sách mở cửa và hội nhập, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cùng với hệ thống pháp luật Việt Nam từng bước được hoàn chỉnh, môi trường đầu tư được cải thiện, đã thu hút lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Số doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

Trong một thời gian dài, được làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là mong ước của nhiều người lao động, đồng thời, nguồn nhân lực giá rẻ tại chỗ cũng là sức hút không nhỏ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quan hệ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp này đang xuất hiện nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo ngại với nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thiếu lao động trầm trọng trong khi tỷ lệ thất nghiệp của nước ta vẫn còn rất cao. Bởi vì, khi tuyển lao động vào làm việc tại doanh nghiệp, người lao động đều được đào tạo nghề trước khi chính thức xác lập quan hệ lao động. Theo hợp đồng học nghề, sau khi học nghề xong, nếu người lao động qua được kỳ thi kiểm tra trình độ thì mới được ký hợp đồng lao động. Yêu cầu trình độ tay nghề cao, những chủ sử dụng lao động nước ngoài đòi hỏi người lao động phải nỗ lực trong quá trình học nghề; bù lại trong quá trình thực hiện hợp đồng học nghề, người học được trả lương xứng đáng nếu tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp.

Mặc dù thực tế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tuyển lao động vào đều thông báo tuyển dụng lao động từ các trường cao đẳng nghề, hay các trung tâm dạy nghề, nhưng phần lớn chất lượng đào tạo không đạt được như ý muốn của chủ sử dụng nước ngoài. Lý do bởi thời gian học thực hành quá ít, máy móc thực hành thì lạc hậu, số lượng thiết bị thực hành cũng rất hạn chế; ngoài ra người học lại phải học quá nhiều những môn phụ. Do vậy, mặc dù thời gian đào tạo kéo dài hàng năm nhưng chất lượng học viên đầu ra lại không cao nên để đảm bảo hiệu quả sản xuất, người học nghề đều phải ký hợp đồng học nghề để doanh nghiệp đào tạo lại. Người lao động có thể học nghề tại doanh nghiệp ở trong nước, song do mặt bằng đào tạo ở Việt Nam còn yếu kém, nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao thường gửi

nhân viên người Việt Nam ra nước ngoài để nâng cao tay nghề. Việc đào tạo thường gắn với điều kiện là những nhân viên này khi kết thúc khóa đào tạo phải quay lại làm việc cho công ty đã gửi họ đi trong một thời gian nhất định.Tuy nhiên, một trong số những người được đi đào tạo lại từ chối quay lại làm việc theo cam kết trong hợp đồng học nghề. Người học nghề đã vi phạm nghĩa vụ làm việc cho doanh nghiệp sau khi học xong. Theo quy định của pháp luật, người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo cho doanh nghiệp. Mặc dù vậy, trong thực tế, các quy định của pháp luật về vấn đề này chưa rõ ràng nên còn gây ra nhiều mâu thuẫn trong việc giải quyết hậu quả pháp lý khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề, không thực hiện đúng hoặc đầy đủ cam kết với doanh nghiệp. Đây là vấn đề phức tạp đối với các doanh nghiệp và cả phía cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Điều này đã làm giảm uy tín về nguồn nhân lực lao động Việt Nam đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)