Giai đoạn 1995 đến nay

Một phần của tài liệu Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 29 - 32)

Hòa chung cùng sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thị trường lao động nước ta ngày càng mở rộng và phong phú, đa dạng. Sức lao động được coi là hàng hóa đặc biệt, quan hệ lao động cũng có những sự đổi mới làm cho nhu cầu học nghề ngày càng tăng. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với người lao động mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Đáp ứng nhu cầu chung về dạy và học, ngày 5/7/1994, Quốc hội khóa IX đã thông qua và ban hành Bộ luật Lao động. Sự ra đời của Bộ luật Lao động đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử của pháp luật lao động nói chung và pháp luật về học nghề nói riêng. Lần đầu tiên, chế định học nghề

được quy định thành một chương riêng gồm 5 điều quy định một cách khái quát mang tính định hướng về điều kiện của người học nghề, cơ sở dạy nghề trong Bộ luật Lao động.

Càng về sau, mục đích điều chỉnh của pháp luật về học nghề càng được xác định đầy đủ và cụ thể hơn trong những lần sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2002, năm 2006, năm 2007. Trên cơ sở đó, các cơ quan có thẩm quyền đã cụ thể hóa Bộ luật Lao động về chế độ dạy và học nghề trong những văn bản dưới luật, bao gồm:

- Nghị định số 90/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/12/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về học nghề;

- Nghị định số 02/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2001 quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật giáo dục về dạy nghề;

- Nghị định số 139/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/11/2006 quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật giáo dục về dạy nghề.

Công tác đào tạo nghề giai đoạn này có những bước tiến đáng kể thích ứng được với cơ chế thị trường. Đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặt lên hàng đầu và tất cả người dân trong cả nước đều quan tâm. Nhằm thống nhất sự điều chỉnh của pháp luật về dạy và học nghề, ngày 29/11/2006, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật Dạy nghề. Theo đó, những quy định về học nghề như: trình độ nghề, các cơ sở dạy nghề, hợp đồng học nghề, chứng chỉ nghề, chính sách đối với học nghề… được quy định một cách cụ thể, rõ ràng trong Luật Dạy nghề. Việc ban hành Luật Dạy nghề đã bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về chế định học nghề. Đây là sự biến đổi lớn trong công tác đào tạo nghề mà từ trước đến nay chưa có. Đặc biệt, trong Luật Dạy nghề, hợp đồng học nghề được quy định thành một nội dung với những điều khoản cụ thể về khái niệm hợp đồng học nghề, hình thức, nội dung, chấm dứt hợp đồng học nghề và bồi thường chi phí đào tạo nghề của người học nghề và cơ sở dạy nghề. hợp đồng học nghề là cầu nối giữa người học nghề và cơ sở dạy nghề, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng nhất để phân biệt học nghề theo luật lao

động với các hình thức học nghề khác. Thông qua hợp đồng học nghề, các chủ thể tự do thể hiện ý chí, bình đẳng giữa các bên. Đây là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật về học nghề và là cơ sở pháp lý để các bên giải quyết khi có tranh chấp, bất đồng xảy ra.

Hiện nay, chế định học nghề của luật lao động phát triển tương đối hoàn thiện nhằm mục đích đáp ứng nguồn nhân lực cho nền kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lao động ra các nước trên thế giới.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 29 - 32)