Đây là thời kỳ mà giao dịch bảo đảm tiền vay đƣợc "kiểm soát" rất chặt chẽ, trong đó các bên hầu nhƣ không đƣợc tự do thỏa thuận những gì mà mình muốn. Trong thời kỳ này, do hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng còn mới mẻ nên những quy định về bảo đảm tiền vay
cũng rất đặc biệt, chặt chẽ đến mức cứng nhắc về thủ tục. Các quy định về bảo đảm tiền vay trong giai đoạn này thiên về mục tiêu quản lý hành chính hơn là dành quyền tự do thỏa thuận cho các bên trong quá trình thiết lập sự bảo đảm.
Có thể thấy qua xem xét bản quy định về việc thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 156/NH-QĐ ngày 18/11/1959 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam). Văn bản này quy định hầu hết các chủ thể, các trƣờng hợp khi vay vốn đều phải có tài sản bảo đảm, thậm chí là chỉ đƣợc bảo đảm bằng hình thức duy nhất là thế chấp. Cụ thể nội dung tại Điều 1 có ghi nhận rằng:
Các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất kinh doanh, các hộ tƣ doanh, cá thể và các tổ chức liên doanh, tập thể, tƣ nhân sản xuất làm dịch vụ, cán bộ công nhân viên làm kinh tế gia đình (gọi tắt là bên vay) khi vay vốn Ngân hàng phải có tài sản làm thế chấp cho mỗi lần vay. Số tiền đƣợc vay tối đa bằng 80% trị giá tài sản thế chấp [13]. Bên cạnh đó, quy định nêu trên còn chỉ rõ "mỗi tài sản chỉ đƣợc dùng để thế chấp cho một món nợ". Về thủ tục, ngân hàng cùng bên vay xác định giá trị tài sản thế chấp và thỏa thuận của bên vay và bên cho vay về giá trị tài sản thế chấp phải có chứng nhận của phòng công chứng địa phƣơng, nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở (nơi chƣa có phòng công chứng, phải có xác nhận của cơ quan chính quyền quận, huyện, thị xã). Chặt chẽ và cứng nhắc hơn nữa, pháp luật còn bắt buộc "tài sản thế chấp do Ngân hàng cho vay bảo quản (trừ loại tài sản dùng làm thế chấp là bất động sản), chỉ trả lại cho bên vay khi trả hết nợ và lãi ngân hàng" [13]. Ngoài ra, không phải bất kỳ tài sản nào cũng đƣợc đƣa vào thế chấp, mà chỉ một số loại tài sản cụ thể do pháp luật quy định nhƣ vàng lá hoặc đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, kim cƣơng; số dƣ của chứng chỉ tiền gửi, các thẻ, phiếu tiết kiệm do Ngân hàng phát hành; các vật dụng đắt tiền trong sinh hoạt gia đình; các bất động sản nhƣ nhà ở, nhà
xƣởng, thiết bị sản xuất, nhà kho... mới đƣợc tham gia vào giao dịch bảo đảm tiền vay. Thêm vào đó, trong giai đoạn này, pháp luật hiện hành không coi đất đai là một tài sản, mà chỉ coi đó là một tài nguyên, cần bảo vệ nghiêm ngặt, do đó Nhà nƣớc nghiêm cấm việc mua, bán đất dƣới mọi hình thức và đƣơng nhiên cũng không ghi nhận quyền đƣợc thế chấp đất đai của các chủ thể sử dụng đất.
Tiếp đó, Thể lệ tín dụng ngắn hạn đƣợc ban hành kèm theo Quyết định 198/QĐ/NH1 ngày 16/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam thì các quy định về bảo đảm tiền vay mới đƣợc mở rộng chút ít. Theo văn bản này, các đối tƣợng vay vốn là doanh nghiệp quốc doanh (khi vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh) và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhất thiết phải áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, trừ một số đối tƣợng đặc biệt nhƣ hộ gia đình nghèo vay vốn tại các ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo và vay tại các tổ chức tín dụng khác; hộ nông dân (không thuộc diện nghèo) vay tại các tổ chức tín dụng có mức vay dƣới 5 triệu đồng; doanh nghiệp nhà nƣớc vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh thì không bắt buộc phải áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản [14, Khoản 4.1.3] và [15, Khoản 4 Điều 7].
Tƣơng tự nhƣ vậy, Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, mặc dù đƣợc ban hành sau Bộ luật Dân sự 1995 nhƣng vẫn có những quy định rất chặt chẽ, cứng nhắc về bảo đảm tiền vay. Chẳng hạn, về các tài sản đƣợc phép đƣa vào bảo đảm, Quy chế nêu trên chỉ rõ: "Đối với những tài sản đƣợc hình thành trong quá trình vay vốn, về nguyên tắc không phải là tài sản thế chấp, cầm cố cho chính khoản vay đó" [16], nghĩa là ngân hàng bị hạn chế khi nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Điều này một mặt tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng khi mà họ cần vốn nhƣng không có sẵn tài sản đã hình thành để thế chấp, cầm cố; mặt khác
quy định này cũng gây khó khăn cho bản thân các ngân hàng trong việc tiêu thụ vốn, khi mà họ đã thẩm định và nhận định rằng khách hàng có phƣơng án sử dụng vốn khả thi, rất muốn cho vay nhƣng không thể cho vay. Ngoài ra, Quy chế còn có một số quy định mang tính hạn chế tín dụng nhƣ "số tiền cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố và tài sản bảo lãnh đã đƣợc xác định và ghi trên hợp đồng" [16], hay khi nhận thế chấp quyền sử dụng đất thì "Bên thế chấp phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai…" [16].
Một cách khái quát, có thể cho rằng trong giai đoạn này pháp luật can thiệp rất sâu vào quan hệ bảo đảm tiền vay. Từ việc cho vay buộc phải có tài sản bảo đảm, cho đến các điều kiện cụ thể của việc bảo đảm nhƣ chủ thể tham gia, tài sản bảo đảm, mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm… đều đƣợc pháp luật quy định rất chặt chẽ, cứng nhắc theo hƣớng hạn chế sự tự do xác lập giao dịch bảo đảm. Các bên không thể tự thỏa thuận các biện pháp bảo đảm cũng nhƣ các nội dung, điều kiện của biện pháp đó. Ngƣời ta dễ có cảm giác rằng mọi động thái của các bên trong giao dịch bảo đảm tiền vay đều đƣợc pháp luật kiểm soát gắt gao. Điều này dẫn đến hệ quả làm triệt tiêu động lực phát triển của các quan hệ cho vay giữa ngân hàng với khách hàng và kéo theo đó là sự hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế. Ngoài ra, cách thức điều chỉnh nhƣ trên của pháp luật đối với giao dịch bảo đảm tiền vay cũng gây ra không ít hậu quả nhƣ tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, tạo ra những sức ép vô lý và không cần thiết đối với các chủ thể vay vốn cũng nhƣ các cán bộ nhân viên ngân hàng. Sự căng thẳng không cần thiết trong quan hệ tín dụng ngân hàng đã đƣợc tạo ra một phần bởi chính những quy định trên đây về bảo đảm tiền vay.