Điều 58 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đƣợc sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP quy định các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, trong trƣờng hợp tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện một
nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó đƣợc thực hiện theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận thì tài sản đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Trong trƣờng hợp tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó đƣợc thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận đƣợc thì tài sản đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này là cơ sở để các bên có liên quan trong hợp đồng bảo đảm tiền vay xác lập phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm. Trƣớc hết, pháp luật nêu cao tinh thần tự nguyện thỏa thuận của các bên, với điều kiện là các thỏa thuận này không trái pháp luật. Chỉ khi các bên không có thỏa thuận về phƣơng thức cụ thể thì sẽ thực hiện việc bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Hai là, việc xử lý tài sản bảo đảm phải đƣợc thực hiện một cách khách
quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định của pháp luật. Nguyên tắc này nhấn mạnh việc bảo đảm quyền lợi của các bên, đặc biệt là bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ, tránh trƣờng hợp bên nhận bảo đảm lạm dụng việc xử lý tài sản bảo đảm để gây nên tình trạng xiết nợ, gây bất ổn trong hoạt động của các bên liên quan.
Nguyên tắc này cũng điều chỉnh hoạt động của các cơ quan công quyền khi thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định. Đó là sự khách quan, công khai, không thiên vị, không nhũng nhiễu, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Ba là, ngƣời xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là ngƣời xử lý
tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc ngƣời đƣợc bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trƣờng hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thỏa thuận khác. Ngƣời xử lý tài sản căn cứ nội dung đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm. Nguyên tắc này là một bƣớc khẳng định quyền của ngƣời xử lý tài sản bảo đảm, và hình thức ghi nhận quyền này. Nguyên tắc này đã góp phần tháo gỡ vƣớng mắc của nhiều ngân hàng thƣơng mại khi xây dựng các bộ hợp đồng bảo đảm tiền vay và tài liệu liên quan, góp phần đơn giản hóa thủ tục, giảm tải việc các bên phải ký hợp đồng/văn bản ủy quyền xử lý tài sản bảo đảm.
Bốn là, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt
động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm. Nguyên tắc này đã một lần nữa khẳng định và loại trừ những cách hiểu sai về hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng thƣơng mại. Khi thiết lập một khoản vay, bên có nghĩa vụ hoặc bên bảo đảm phải đƣa tài sản vào để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ, và đƣơng nhiên khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng thƣơng mại có quyền thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm này đơn thuần là một trong những bƣớc để ngân hàng thƣơng mại thu hồi nợ vay và các chi phí hợp lý đã phát sinh có liên quan, mà không hề có dấu ấn của việc kinh doanh. Việc khẳng định này là cơ sở để các nhà làm luật trong lĩnh vực liên quan thống nhất nguyên tắc chung, ví dụ nhƣ lĩnh vực thuế, lĩnh vực đăng ký chuyển nhƣợng tài sản bảo đảm, lĩnh vực an ninh... góp phần hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại hoạt động an toàn, hiệu quả.
Năm là, nếu tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở thì tổ chức,
cá nhân mua tài sản bảo đảm hoặc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm phải thuộc đối tƣợng đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trƣờng hợp tổ chức, cá nhân không thuộc đối tƣợng đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì chỉ đƣợc hƣởng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị nhà ở. Nguyên tắc này thể hiện sự phù hợp với quy định của pháp luật đất đai và nhà ở. Tổ chức kinh tế đƣợc thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh. Hộ gia đình, cá nhân đƣợc thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh.