TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CHI PHỐI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY
Qua xem xét các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm tiền vay, thấy đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ những mặt hạn chế của các quy định khi áp dụng vào thực tiễn hoạt động để từ đó có cơ sở đƣa ra các phƣơng hƣớng, kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Để có thể đƣa ra đƣợc các kiến nghị này, trƣớc hết cần có cái nhìn tổng thể về một số nguyên tắc khi xây dựng pháp luật bảo đảm tiền vay. Có thể nói những nguyên tắc này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chi phối việc tạo lập các quy định và xuất phát từ mục đích cơ bản của việc xây dựng thiết chế bảo đảm tiền vay là nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời cho vay, bên có quyền nhƣng cũng không đƣợc coi nhẹ lợi ích chung của xã hội. Xin đƣợc đƣa ra một số nguyên tắc sau đây:
Một là, nguyên tắc công nhận giá trị pháp lý của các thỏa thuận trong
giao dịch bảo đảm tiền vay.
Khác với quan hệ pháp luật trong lĩnh vực hành chính và hình sự là quan hệ pháp luật mang tính áp đặt, không bình đẳng, quan hệ pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm tiền vay đề cao sự thỏa thuận giữa các bên dựa trên mối quan hệ bình đẳng, tự nguyện, tự do thỏa thuận. Trong quan hệ pháp luật này, bên vay, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và các bên liên quan khác (nếu có) có thể tự do đàm phán, bàn bạc trên tinh thần hợp tác, có lợi và khi đã có sự đồng thuận, đƣợc ghi nhận thành các điều khoản của hợp đồng về quyền và nghĩa vụ của các bên thì các thỏa thuận đó phải đƣợc tôn trọng. Pháp luật không thừa nhận việc các chủ thể đồng thuận với các nội dung hợp đồng tại
thời điểm ký kết hợp đồng, nhƣng đến thời điểm khác lại có quyền đơn phƣơng hủy bỏ thỏa thuận đó hoặc cố tình trì hoãn việc thực hiện thỏa thuận, gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của phía bên kia. Thỏa thuận hợp pháp của các bên liên quan trong quan hệ bảo đảm tiền vay thể hiện sự đồng thuận nên phải đƣợc công nhận ngay tại thời điểm ký kết và có giá trị pháp lý với cả bên thứ ba, không một bên nào đƣợc quyền can thiệp và phủ nhận.
Vì không tuân thủ nguyên tắc này, pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm tiền vay đang cho phép bên bảo đảm trong nhiều trƣờng hợp có quyền tự ý vi phạm thỏa thuận đã ký kết, điển hình là trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, bởi lẽ hiện tại pháp luật (Điều 721 Bộ luật Dân sự; Điều 47 Nghị định 163/2006/NĐ-CP) quy định rằng tại thời điểm xử lý tài sản, nếu các bên không xử lý đƣợc theo thỏa thuận thì có quyền/phải khởi kiện, do đó làm vô hiệu hóa thỏa thuận trong hợp đồng trƣớc đó. Thực tế thấy rằng tại thời điểm tranh chấp về giao dịch bảo đảm thì hiếm khi các bên tranh chấp có thể ngồi lại cùng nhau để thƣơng thảo nữa mà khi đó bên nhận bảo đảm cũng thực sự khó khăn để xử lý tài sản, đặc biệt là bất động sản. Bởi lẽ, nếu nhƣ đối với động sản hay các tài sản khác nhƣ ô tô, xe máy có đăng ký quyền sở hữu thì khi xử lý, bên nhận bảo đảm vẫn có cơ chế pháp lý và quy định cụ thể để tiến hành nhƣ việc thu giữ tài sản bảo đảm, việc đăng ký sang tên. Tuy nhiên, đối với tài sản là quyền sử dụng đất và/hoặc tài sản gắn liền với đất thì quả là khó khăn khi mà bên bảo đảm không hợp tác. Khi đó, bên nhận bảo đảm chỉ còn cách khởi kiện ra Tòa án để trông đợi vào phán quyết của Tòa và chờ cơ quan Thi hành án thực thi bản án.
Hai là, nguyên tắc bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của bên
nhận bảo đảm là ngân hàng thƣơng mại.
Nguyên tắc này cần đƣợc chú trọng và đặt trong tình hình chung của xã hội, bởi lẽ, trong bất cứ nền kinh tế nào, các ngân hàng luôn có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng và kết quả hoạt động kinh doanh của những chủ thể này luôn có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của rất nhiều chủ thể khác nhau cũng nhƣ ảnh
hƣởng trực tiếp đến sự vận hành của nền kinh tế (chúng ta vẫn thƣờng gọi là phản ứng dây chuyền). Do đó, việc bảo vệ quyền lợi của chủ thể này cũng chính là bảo vệ lợi ích kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh tài chính và sự ổn định của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên cũng cần lƣu ý, việc ƣu tiên bảo vệ quyền, lợi ích của các ngân hàng cần phải đảm bảo sự dung hòa hợp lý với quyền lợi của các chủ thể khác tham gia vào giao dịch, kể cả bên thứ ba. Việc quán triệt đƣợc nguyên tắc này vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay là tiền đề quan trọng để tạo lập một hành lang pháp lý về bảo đảm tiền vay với sự cân bằng lợi ích của các bên liên quan và thúc đẩy công bằng xã hội.
Ba là, nguyên tắc vật quyền ở biện pháp thế chấp và cầm cố tài sản.
Đứng trên quan điểm của nhà lập pháp, việc ƣu tiên bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm đƣợc thể hiện tập trung nhất ở sự đảm bảo nguyên tắc vật quyền trong biện pháp thế chấp và cầm cố tài sản. Điều đó có nghĩa là, quyền mà bên nhận bảo đảm xác lập trên tài sản bảo đảm trong biện pháp thế chấp, cầm cố cần đƣợc bảo vệ tuyệt đối trƣớc bất kỳ hành vi vi phạm nào. Quá trình tìm hiểu về luật La Mã cổ đại có thể thấy vật quyền này mạnh gần nhƣ quyền sở hữu, thậm chí có những thời điểm Luật La Mã cổ đại đã ghi nhận rằng trong các trƣờng hợp bảo đảm vật quyền, bên bảo đảm phải chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm, sau đó nếu nghĩa vụ đã hoàn thành thì bên nhận bảo đảm trả lại tài sản cho bên bảo đảm. Sự bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của bên nhận bảo đảm có lẽ chính là việc thiết lập một vật quyền cho chủ thể này trên những tài sản đem bảo đảm. Khi có đƣợc những đặc quyền này, bên nhận bảo đảm - mặc dù không phải là chủ sở hữu tài sản nhƣng sẽ có đặc quyền ƣu tiên, theo đuổi và truy đòi đối với tài sản bảo đảm đó, khác hẳn các chủ thể khác, thậm chí là cả chủ sở hữu tài sản. Đƣơng nhiên, trong trƣờng hợp này, chủ sở hữu của tài sản sẽ bị hạn chế quyền của mình đối với tài sản. Một điểm đáng lƣu ý là, khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung và bảo đảm tiền vay bằng bất động sản nói chung cần nêu cao tinh thần rằng nguyên tắc vật quyền chỉ có
thể áp dụng một cách trọn vẹn đối với các tài sản tồn tại dƣới dạng vật hữu hình. Đối với các tài sản tồn tại dƣới dạng quyền tài sản hay tài sản vô hình, thì vật quyền lúc đó chỉ thể hiện bằng quyền đƣợc ƣu tiên thanh toán, đối với quyền truy đòi thì sẽ không đƣợc thể hiện một cách rõ nét, thậm chí còn khó thực hiện. Vật quyền đối với quyền tài sản, kể cả quyền tài sản phát sinh từ các bất động sản nhƣ quyền mua bán căn hộ, quyền chiếm hữu, sử dụng, khai thác mỏ, quyền thu phí các công trình gắn liền với đất/danh lam thắng cảnh, v.v... chỉ thể hiện qua văn bản, giấy tờ mà không rõ nét, không chuyển giao và nhìn thấy bằng mắt thƣờng đƣợc. Do vậy, nguyên tắc vật quyền với các tài sản bảo đảm này rất khó thực hiện.