đặc biệt
● Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
Việc xử lý tài sản bảo đảm trong trƣờng hợp này khá đặc thù, ảnh hƣởng tới quyền lợi của nhiều bên nhận bảo đảm liên quan, của bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ nên pháp luật hiện hành có đề cập thêm một số nội dung nhƣ nghĩa vụ của ngƣời xử lý tài sản bảo đảm (thông báo cho các bên cùng nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản theo quy định; Thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm; Thanh toán tiền thu đƣợc từ việc xử lý tài sản bảo đảm theo thứ tự ƣu tiên thanh toán.). Việc thông báo này cũng đƣợc quy định khá chi tiết, rõ ràng và nếu ngƣời xử lý tài sản không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định nêu trên mà gây thiệt hại cho các bên cùng nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm đã đƣợc đăng ký thì phải bồi thƣờng thiệt hại. Có thể thấy rằng, những nội dung cơ bản, những quyền lợi sát sƣờn của các bên có liên quan của giao dịch bảo đảm đã đƣợc các nhà làm luật quan tâm và quy định khá đầy đủ.
● Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý
Quy định pháp luật hiện hành đã tách các phƣơng thức xử lý đối với từng loại tài sản bảo đảm và nêu ra hƣớng giải quyết đối với cả trƣờng hợp không có thỏa thuận về phƣơng thức xử lý cụ thể, tránh tình trạng ách tắc, dồn ứ việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản tiền cho bên nhận bảo đảm, bảo đảm sự vận hành của dòng vốn tín dụng và sự an toàn của nền kinh tế.
Cụ thể, đối tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà các bên không có thỏa thuận về phƣơng thức xử lý thì thực hiện nhƣ sau:
(i) Trong trƣờng hợp không có thỏa thuận về phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này đƣợc bán đấu giá;
(ii) Trong trƣờng hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, ngƣời mua, ngƣời nhận chính tài sản gắn liền với đất đó đƣợc tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và ngƣời sử dụng đất đƣợc chuyển giao cho ngƣời mua, ngƣời nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác;
(iii) Trong trƣờng hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và ngƣời sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản gắn liền với đất đƣợc xử lý đồng thời với quyền sử dụng đất, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để có cơ sở xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Số tiền thu đƣợc từ việc xử lý tài sản bảo đảm đƣợc thanh toán trƣớc cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác;
(iv) Trong trƣờng hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và ngƣời sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đƣợc tiếp tục sử dụng đất theo nhƣ thỏa thuận giữa ngƣời sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. Quyền và nghĩa vụ giữa bên thế chấp và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đƣợc chuyển giao cho ngƣời mua, ngƣời nhận chính quyền sử dụng đất.
Bên cạnh các quy định nêu trên, văn bản pháp luật hiện hành còn nêu ra một số vấn đề có liên quan khác nhƣ việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, việc bán tài sản bảo đảm, việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.