văn bản chung, thống nhất nhằm nâng cao tính minh bạch của pháp luật
Hiện nay, các quy định về bảo đảm tiền vay còn rải rác, lẻ tẻ, mỗi lĩnh vực, mỗi ngành lại đƣa ra các quy phạm, chế định khác nhau. Và hệ quả là cơ chế phối hợp sẽ bị bỏ ngỏ, gây bất cập cho các bên liên quan. Điều cần thiết là các nhà lập pháp trong các lĩnh vực, các ngành này cần phải thống nhất các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và bảo đảm tiền vay vào một văn bản quy phạm pháp luật để tạo sự thuận tiện cho ngƣời áp dụng, tránh những mâu thuẫn không đáng có. Trong văn bản đó phải chỉ rõ tính đặc thù
áp dụng, những nội dung riêng biệt thì cần áp dụng theo văn bản này, không phải nhất thiết là phải theo Bộ luật Dân sự. Khi xây dựng đƣợc bộ quy định chung về bảo đảm tiền vay này, mọi tổ chức, cá nhân chỉ cần căn cứ vào văn bản này để xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm, công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm, còn việc có tuân thủ, thống nhất hay phù hợp với đạo luật gốc là Bộ luật Dân sự hay không thì thuộc trách nhiệm của những nhà lập pháp xây dựng nên văn bản này. Đồng thời, cần nâng tầm quy định về giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm cả giao dịch bảo đảm tiền vay, lên thành Luật hoặc Bộ luật về giao dịch bảo đảm, dựa trên nền tảng chung là Bộ luật Dân sự. Trong văn bản này, cần quy định tất cả các vấn đề liên quan đến nội dung cũng nhƣ hình thức, thủ tục của một giao dịch bảo đảm nhƣ tài sản bảo đảm, nghĩa vụ đƣợc bảo đảm, thủ tục công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan... Trong văn bản này, ngoài những quy định có thể áp dụng chung cho mọi giao dịch bảo đảm, phần nào liên quan đến đặc thù của hoạt động ngân hàng thì đƣa thành chế định riêng, quy định riêng để điều chỉnh. Ví dụ nhƣ các quy định về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, cần mở rộng quyền cho các ngân hàng, cụ thể là mở rộng phạm vi các trƣờng hợp ngân hàng đƣợc chủ động bán tài sản bảo đảm mà không cần phải có sự đồng ý của bên bảo đảm, không nhất thiết phải khởi kiện ra cơ quan Tòa án. Bởi lẽ, một khi đã xảy ra sự kiện vi phạm dẫn tới việc ngân hàng phải xử lý tài sản bảo đảm thì việc có đƣợc sự đồng thuận của bên bảo đảm là hiếm có, chủ yếu là sự cản trở, trì hoãn, thậm chí cố tình đƣa ra các thông tin sai sự thật, gây ảnh hƣởng tới uy tín, hình ảnh của ngân hàng. Việc mở rộng quyền cho các ngân hàng nên đƣợc xem xét một cách nghiêm túc bởi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc tổ chức và hoạt động rất chặt chẽ, bài bản, lại chịu sự kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên của các cơ quan có thẩm quyền (nhƣ Ngân hàng Nhà nƣớc)... nên khả năng lạm dụng quyền của ngân hàng trong khi xử lý tài sản là rất ít. Ngoài ra, khi xảy ra trƣờng hợp phải xử lý tài sản
bảo đảm tức là bên có nghĩa vụ (bên vay vốn) đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng, khoản nợ đã bị chuyển sang nhóm quá hạn, nếu ngân hàng xử lý đƣợc sớm thì sẽ có lợi cho tất cả các bên, và cao hơn nữa là có lợi cho nền kinh tế nƣớc nhà. Đồng thời, ngân hàng là doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, do đó, nếu có sự lạm quyền, gây thiệt hại cho bên bảo đảm và các bên liên quan, thì chủ thể này hoàn toàn có khả năng bồi thƣờng cho họ một cách nhanh chóng nếu bị khởi kiện. Nhƣ vậy, có thể thấy nếu nhƣ đƣợc trao quyền rộng rãi hơn, chắc chắn rằng các ngân hàng sẽ xử lý tốt hơn các tài sản bảo đảm, thu hồi đƣợc nợ xấu, tránh đƣợc sức nặng của nợ xấu lên tình hình kinh tế - xã hội.