Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 92)

tài sản bảo đảm tiền vay

Xuất phát từ những bất cập hiện nay của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, để nâng cao tính hiệu quả trong xử lý tài sản bảo đảm, ngƣời viết đề xuất hoàn thiện mảng pháp luật này theo hƣớng nhƣ sau:

Một là, pháp luật cần quy định rõ các nguyên tắc chung khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

Việc hoàn thiện cần hƣớng đến một số trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau: - Đối với trƣờng hợp có sự đồng thuận giữa bên bảo đảm và ngân hàng tại thời điểm xử lý về các vấn đề liên quan việc xử lý tài sản bảo đảm (phƣơng thức, thời gian, địa điểm xử lý…) thì việc xử lý sẽ đƣợc thực hiện theo thỏa thuận đó.

- Đối với trƣờng hợp không có sự đồng thuận tại thời điểm xử lý nhƣng đã có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì các ngân hàng có thể yêu cầu bên bảo đảm phải tự bán tài sản trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 15 ngày đối với động sản và khoảng 30 ngày đối với bất động sản). Hết thời hạn này mà bên bảo đảm không tự bán, ngân hàng có toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm theo các phƣơng thức, thời điểm, địa điểm… mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay, không cần có sự đồng ý của

bên bảo đảm. Trong trƣờng hợp thế chấp (ngân hàng không giữ tài sản), nếu bên bảo đảm không giao tài sản cho ngân hàng xử lý thì các ngân hàng có quyền đề nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hỗ trợ (ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an...). Ngay khi nhận đƣợc đề nghị của các ngân hàng, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải có nghĩa vụ cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ ngân hàng cƣỡng chế bên bảo đảm bàn giao tài sản. Ngoài ra, cần quy định rõ rằng các cơ quan liên quan nhƣ cơ quan công chứng, chứng thực, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan sang tên trƣớc bạ… phải tiến hành các thủ tục để hỗ trợ ngân hàng trong việc bán tài sản, không đƣợc đƣa ra các yêu cầu bất hợp lý, yêu cầu hồ sơ, tài liệu ngoài quy định của pháp luật. Khi xử lý bán tài sản trong trƣờng hợp này, cần phải đƣợc tiến hành theo thủ tục bán đấu giá công khai do ngân hàng trực tiếp bán hoặc thuê một tổ chức có chức năng bán đấu giá thực hiện. Kết quả bán đấu giá công khai này sẽ là cơ sở để thực hiện các thủ tục cấn trừ nợ của bên vay, thủ tục chuyển quyền sở hữu. Ngoài ra, nếu muốn các ngân hàng cũng có thể khởi kiện ra Tòa án để xử lý tài sản trong trƣờng hợp này. Trong trƣờng hợp các ngân hàng lạm dụng, gây thiệt hại cho bên bảo đảm hoặc ngƣời thứ ba, thì các bên đó có thể khởi kiện các ngân hàng ra Tòa án yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại.

- Đối với trƣờng hợp không có sự đồng thuận tại thời điểm xử lý và cũng không có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm, nếu muốn xử lý tài sản bảo đảm, các ngân hàng nhất thiết phải khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục chung.

Hai là, pháp luật cần quy định rõ các trường hợp ngân hàng được quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

Bộ luật Dân sự 2005 quy định bên nhận bảo đảm đƣợc xử lý tài sản khi "đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận". Khái niệm "đến hạn" ở đây là quá chung chung, không cụ thể dẫn đến việc cơ quan chức năng hiểu sai, không phù hợp với hoạt động ngân hàng. Cụ thể là các cơ quan Tòa án rất hay đƣa ra các nhận định không phù hợp với hoạt động của ngân hàng. Ví dụ: Khách hàng vay

với thời hạn 4 năm, trả nợ theo phân kỳ (trả góp) 6 tháng/lần. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc thì chỉ cần khách hàng quá hạn trả nợ 1 phân kỳ, thì toàn bộ dƣ nợ vay sẽ đƣợc chuyển sang nợ quá hạn và bị thu hồi nợ. Các bên cũng có thỏa thuận rõ về vấn đề này trong hợp đồng tín dụng. Về nguyên tắc, tại thời điểm vi phạm nghĩa vụ trả nợ của một phân kỳ, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm, mặc dù thời hạn vay 4 năm chƣa hết. Nhƣng các cơ quan chức năng nhƣ Tòa án trong nhiều trƣờng hợp đã không cho ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm với lý do rằng khoản vay chƣa đến hạn trả nợ. Ngoài ra, trong hợp đồng tín dụng, nhiều khi các ngân hàng cũng thỏa thuận với khách hàng vay về những trƣờng hợp khách hàng phải trả nợ trƣớc hạn (ví dụ khi vi phạm nghĩa vụ thông báo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cản trở ngân hàng kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp…). Khi đó, mặc dù nghĩa vụ chƣa đến hạn nhƣng các ngân hàng vẫn có quyền thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm.

Vì vậy, để phù hợp với tính chất, đặc điểm của hoạt động tín dụng ngân hàng cũng nhƣ thực tiễn cho vay của ngân hàng, pháp luật cần bổ sung quy định rằng ngân hàng đƣợc xử lý tài sản bảo đảm khi xẩy ra các trƣờng hợp mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trong quá trình công tác, ngƣời viết thấy rằng ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng thƣờng ghi nhận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay rằng Ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm khi xẩy ra một trong các trƣờng hợp sau:

(i) Bên vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng;

(ii) Bên vay vốn phải thực hiện trả nợ trƣớc hạn theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật nhƣng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ;

(iii) Khi bên bảo đảm là doanh nghiệp thực hiện việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa, giải thể, phá sản doanh nghiệp;

(iv) Khi bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc mất tích (bao gồm cả trƣờng hợp bị tuyên bố chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật);

(v) Khi bên thế chấp và/hoặc bên vay vốn vi phạm bất kỳ cam kết nào tại hợp đồng bảo đảm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nhƣ đã trình bày ở trên, việc chỉ ra và phân tích những bất cập, vƣớng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tại ngân hàng thƣơng mại chủ yếu đƣợc rút ra trong quá thực tiễn công tại ngân hàng thƣơng mại của ngƣời viết nên có thể sẽ không bao quát đƣợc hết toàn bộ những vƣớng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, ở góc độ hoàn thiện pháp luật, ngƣời viết vẫn muốn đƣa ra các kiến nghị, giải pháp mang tính đóng góp để góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay. Đồng thời phải khẳng định rằng việc hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này nhất thiết phải đứng trên việc nghiên cứu, xem xét kỹ lƣỡng các nguyên tắc chi phối việc hoàn thiện và xuất phát từ tình hình kinh tế hiện nay để đƣa ra các quy định đáp ứng kịp thời việc điều chỉnh các quan hệ đã và đang phát sinh. Việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay cũng cần đƣợc xem xét trên cơ sở đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế - quốc tế trong điều kiện giao lƣu thƣơng mại đang ngày càng mở rộng, các mối quan hệ thƣơng mại phát triển không ngừng. Đặc biệt, việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm tiền vay nhất thiết phải đƣợc đặt trong tổng thể của chiến lực xây dựng, hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam để tạo ra đƣợc sự kết nối của các chế định pháp luật, đồng thời tránh khỏi những mâu thuẫn, chồng chéo và xác định đƣợc mảng chế định nào sẽ đƣợc ƣu tiên làm rõ, mảng chế định nào sẽ dựa vào quy định chung khác, đảm bảo đƣợc tính khả thi của pháp luật, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội.

Tóm lại, tiến trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về bảo đảm tiền vay nói riêng cần đƣợc chú trọng, xem xét kỹ lƣỡng dựa trên những nguyên tắc nhất định và xuất phát từ cơ sở thực tiễn, cũng nhƣ dự liệu các giao dịch sẽ phát sinh trong tƣơng lai.

KẾT LUẬN

Hòa nhịp trong xu thế giao lƣu kinh tế, thƣơng mại với các nền kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới, vấn đề bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Để đạt đƣợc mục tiêu này, pháp luật quy định rất nhiều biện pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, nhƣ phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động, hạn chế tín dụng, phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trích lập dự phòng rủi ro, giới hạn tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng hay nhóm khách hàng có liên quan...Song song với các quy định mang tính bắt buộc, các ngân hàng thƣơng mại cũng đề cao các biện pháp bảo đảm tiền vay nhƣ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký quỹ, v.v... Các biện pháp này sẽ có tác động mang tính dự phòng nhằm bảo đảm cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ; mặt khác, giúp ngăn ngừa những hệ lụy của việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ gây ra. Áp dụng tốt các biện pháp này sẽ giúp cho hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại đƣợc an toàn hơn, góp phần không nhỏ vào sự ổn định của các quan hệ dân sự, kinh tế, đồng thời gián tiếp bảo đảm sự an toàn cho cả nền kinh tế.

Pháp luật Việt Nam đã điều chỉnh quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và bảo đảm tiền vay từ rất sớm, thiết lập đƣợc một hệ thống các biện pháp bảo đảm tƣơng đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho các bên tham gia giao dịch thực hiện và tuân thủ. Tuy nhiên, trƣớc những biến chuyển không ngừng của nền kinh tế, các mối quan hệ xã hội, quan hệ trong lĩnh vực bảo đảm tiền vay có nhiều điểm mới dẫn tới pháp luật Việt Nam về bảo đảm tiền vay đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần nhanh chóng khắc phục. Các quy định rải rác, thiếu tính thống nhất, thiếu tính rõ ràng, tính đồng bộ, và đôi khi còn cứng nhắc trong cơ chế triển khai đã và đang làm cho hiệu lực điều

chỉnh của pháp luật về bảo đảm tiền vay suy giảm. Chính những quy định này đã làm cho việc xác lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm bị kéo dài, đôi khi còn bị đình trệ và thậm chí công tác xử lý tài sản bảo đảm cũng gặp khó khăn rất nhiều. Quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm chƣa rõ ràng, minh bạch, chồng chéo là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao, buộc các ngân hàng thƣơng mại phải thực hiện các biện pháp trích lập dự phòng, ban hành các chính sách tín dụng chặt chẽ, đôi khi là bảo thủ, ảnh hƣởng tới cả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại và cơ hội tiếp cận vốn tín dụng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Bên cạnh đó những sai lầm trong nhận thức và cả sự quan liêu, thờ ơ của một bộ phận cá nhân có trách nhiệm trong một số cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ quan Tòa án, thi hành án đã đẩy các ngân hàng thƣơng mại đứng trƣớc nguy cơ mất vốn khi không xử lý đƣợc tài sản bảo đảm chỉ vì các cán bộ này có quan điểm riêng so với quy định của pháp luật.

Các quy định về bảo đảm tiền vay đƣợc ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2005, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và các hƣớng dẫn trong các Thông tƣ, Thông tƣ liên tịch đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hƣớng phù hợp hơn, hoàn thiện hơn. Tuy vậy, nhƣ đã xem xét và phân tích ở các nội dung nêu trên thì việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay vẫn là vấn đề cần thiết. Với nhận thức rằng mọi quy định của pháp luật đều phải phục vụ thực tiễn, chừng nào còn có những vƣớng mắc khi áp dụng trong thực tiễn, chừng đó còn cần phải sửa đổi, hoàn thiện pháp luật, ngƣời viết đã chọn đề tài "Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam", với hy vọng góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này, tạo hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Đây là một đề tài tƣơng đối rộng, đề cập đến nhiều quy định có liên quan, từ xác lập, thực hiện đến xử lý tài sản bảo đảm do đó, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, ngƣời viết chỉ có thể trình bày các vấn đề một cách khái quát, mà chƣa có

điều kiện giải quyết thấu đáo các nội dung đƣa ra và tập trung làm rõ những vƣớng mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình áp dụng pháp luật. Ngoài ra, với hạn chế của một ngƣời chỉ làm thực tiễn, ít có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu lý luận về bảo đảm tiền vay, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Ngƣời viết rất mong nhận đƣợc các ý kiến phản biện, đóng góp của các chuyên gia, các thầy cô và tất cả các bạn để đề tài này có thể đƣợc nghiên cứu chuyên sâu hơn, đóng góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại nói riêng và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)