Nội dung hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng bất động sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 61 - 63)

Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng bất động sản theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam là hợp đồng thế chấp bất động sản. Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể, bắt buộc những nội dung phải có của một hợp đồng bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, xuất phát từ tính cần thiết của việc làm chặt chẽ quan hệ bảo đảm tiền vay, tính tuân thủ pháp luật để thuận tiện cho việc đăng ký giao dịch bảo đảm mà các bên, đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại rất chú trọng để xây dựng hợp đồng bảo đảm tiền vay và các tài liệu liên quan. Về cơ bản, các ngân hàng thƣơng mại đều xây dựng hợp đồng bảo đảm tiền vay và các tài liệu liên quan (nhƣ Hợp đồng ủy quyền định đoạt, ký kết, Biên bản, Nghị quyết về việc thế chấp bất động sản…) một cách đầy đủ, an toàn pháp lý cho các ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, việc xây dựng và ký kết một số nội dung của hợp đồng bảo đảm tiền

vay gặp nhiều khó khăn khi thực hiện tại cơ quan công chứng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Một là, việc mô tả tài sản bảo đảm.

Ông Nguyễn Hoàng A đƣợc sử dụng khu đất tại địa chỉ ngõ 295 Bạch Mai, Hai Bà Trƣng, Hà Nội và dùng quyền sử dụng đất ở này cùng tài sản trên đất để thế chấp bảo đảm cho khoản vay của chính mình tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng. Khi giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay, bên cạnh việc mô tả chi tiết khu đất, ngôi nhà trên đất, các bên còn đƣa ra nguyên tắc chung nhƣ sau: "Mọi công trình, tài sản gắn liền với đất, đƣợc xây dựng trên đất này đều thuộc tài sản thế chấp". Tuy nhiên, khi tiến hành công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay, cơ quan công chứng đã yêu cầu xóa bỏ nội dung này với lý do, những công trình tài sản này chƣa đƣợc ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Đứng trên góc độ pháp lý, việc đƣa thêm nội dung này không làm ảnh hƣởng tới nội dung thỏa thuận của các bên mà có ý nghĩa xác định rõ ràng rằng mọi tài sản trên đất đã thế chấp cho ngân hàng cũng sẽ trở thành tài sản thế chấp, tránh việc tranh chấp khi xảy ra trƣờng hợp phải xử lý tài sản thế chấp. Điều 27 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP có quy định về việc đầu tƣ vào tài sản thế chấp và nêu ra hƣớng xử lý khi phần đầu tƣ thêm vào tài sản thế chấp không đƣợc dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự. Nếu nhƣ các bên không quy định rõ ràng trong hợp đồng thế chấp và trong thời gian thế chấp, bên thế chấp hoặc bên thứ ba đƣợc phép đầu tƣ thêm vào tài sản thế chấp, làm tăng giá trị của tài sản thế chấp nhƣng không dùng phần tăng thêm này để bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự đã đƣợc bảo đảm bởi tài sản thế chấp thì sẽ rất khó khăn cho các ngân hàng thƣơng mại khi tiến hành xử lý tài sản thế chấp. Thiết nghĩ rằng, các thỏa thuận hợp pháp của các bên và với mục đích làm rõ vấn đề thì không thể bị từ chối công chứng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)