Thời kỳ thứ ha

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 34 - 38)

Trong thời kỳ thứ hai, các nhà lập pháp của nƣớc ta đã có cách nhìn nhận "thoáng" hơn về bảo đảm tiền vay. Theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiền vay không còn là điều kiện tiên quyết để một ngân hàng có thể giải

ngân cho khách hàng vay vốn nữa. Phạm vi, thủ tục, điều kiện về bảo đảm tiền vay cũng đƣợc mở rộng hơn, chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ vay vốn và bảo đảm tiền vay.

Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX (đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Luật số 20/2004/QH11) cho phép tổ chức tín dụng:

Chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ để cho vay" và "có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình [21]. Nhƣ vậy, việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản không còn là điều kiện bắt buộc khi cho vay của các tổ chức tín dụng. Pháp luật trao cho tổ chức tín dụng quyền chủ động xem xét, thẩm định khách hàng vay, rồi từ đó đƣa ra quyết định phải có hay không cần có tài sản bảo đảm tiền vay. Đây thực sự là quy định "cởi trói" cho các tổ chức tín dụng, đặc biệt là cho các khách hàng vay vốn. Điều này chẳng những không tạo ra rủi ro trong hoạt động tín dụng, mà còn góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng và của mỗi cá nhân trong hệ thống để những đồng vốn vay thực sự phát huy hiệu quả trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng đƣợc trả về đúng nghĩa của từ "tín dụng": lấy tín nhiệm làm đầu, không bắt buộc phải có biện pháp bảo đảm tiền vay trong mọi trƣờng hợp.

Tiếp đó, với sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006), các quy định về bảo đảm tiền vay tiếp tục kế thừa và mở rộng nguyên tắc "chủ động" nêu trên của Luật các tổ chức tín dụng. Một trong những quan điểm chủ đạo khi xây dựng Bộ luật Dân sự 2005 là:

Hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính của Nhà nƣớc vào các quan hệ dân sự; tôn trọng và phát huy sự tự thỏa thuận, tự quyết định của các chủ thể; tôn trọng giao dịch hợp pháp của các cá nhân,

tổ chức và tạo điều kiện về mặt thủ tục (trong trƣờng hợp cần thiết) để các giao dịch đó đƣợc thực hiện thuận lợi, không bị ách tắc, bảo đảm thủ tục đơn giản, dễ thực hiện, không gây phiền hà cho ngƣời dân 32, tr. 13.

Dƣới nguyên tắc chỉ đạo đó, chế định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (trong đó có bảo đảm tiền vay) đã đƣợc quy định theo hƣớng mở hơn, rõ ràng và minh bạch hơn. Theo đó, về nguyên tắc, việc cho vay có hay không có tài sản bảo đảm, biện pháp bảo đảm là hoàn toàn do các bên thỏa thuận (thƣờng là do các ngân hàng thƣơng mại tự thẩm định và quyết định). Ngoài ra, các nội dung của chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng đƣợc đề cập rõ nét hơn. Cụ thể, về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Nghĩa vụ dân sự có thể đƣợc bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi nhƣ đƣợc bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thƣờng thiệt hại" [26]. Về các loại nghĩa vụ đƣợc bảo đảm, pháp luật ghi nhận tất cả các loại nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tƣơng lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện. Về tài sản bảo đảm, Bộ luật cho phép các bên có thể đƣa vào bảo đảm hầu nhƣ tất cả các loại tài sản hợp pháp, cho dù đó là vật, giấy tờ có giá hay quyền tài sản. Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể là vật hiện có hoặc đƣợc hình thành trong tƣơng lai. Đặc biệt, các loại tài sản tồn tại dƣới dạng quyền tài sản (tài sản vô hình) cũng đƣợc ghi nhận ở phạm vi rộng. Cụ thể, các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền đƣợc nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Quyền sử dụng đất, với tƣ cách là một loại quyền tài sản đặc thù, cũng đƣợc dùng để bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên ngoài việc phải tuân thủ quy định của Bộ luật Dân sự còn phải phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

Ngoài ra, pháp luật cũng ghi nhận rõ ràng hơn về trƣờng hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Trƣớc đây theo Bộ luật Dân sự 1995, một tài sản có thể đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ đƣợc bảo đảm, thì nay pháp luật ghi nhận cho các bên quyền thỏa thuận giá trị của tài sản này nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ đƣợc bảo đảm.

Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 tiếp tục khẳng định: "Tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phƣơng án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, biện pháp bảo đảm tiền vay trƣớc khi quyết định cấp tín dụng" [31]. Có thể thấy rằng biện pháp bảo đảm tiền vay vẫn đƣợc chú trọng, nhằm góp phần bảo đảm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.

Các Nghị định quy định chi tiết về giao dịch bảo đảm liên tiếp đƣợc ban hành. Phải kể đến Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 Về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định của Chính phủ số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002) và sau đó là các thông tƣ hƣớng dẫn thi hành, các thông tƣ liên tịch giữa Ngân hàng nhà nƣớc, Bộ Công an, Bộ Tƣ pháp về vấn đề này. Theo đó, pháp luật không khống chế mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng có thể nhận tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, cơ chế xử lý tài sản bảo đảm đƣợc quy định rõ ràng cụ thể, và sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đƣợc nêu đầy đủ, chi tiết đảm bảo việc thực hiện đƣợc thuận lợi, rành mạch cho các bên liên quan. Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Giai đoạn này, pháp luật Việt Nam có sự phân tách giữa bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng và của các giao dịch dân sự. Chỉ đến khi Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày

29/12/2006 về giao dịch bảo đảm thì tất cả các loại giao dịch bảo đảm đƣợc quy định thống nhất trong một văn bản. Theo đó, giao dịch bảo đảm đƣợc xác lập để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó có nghĩa vụ trả nợ tiền vay.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm đã có bƣớc phát triển, hoàn thiện qua từng thời kỳ, từ chỗ bị kiểm soát chặt chẽ, can thiệp sâu của Nhà nƣớc vào quan hệ giữa các bên và dần dần đi đến sự tự do thỏa thuận, thông thoáng trong quan hệ dân sự, đúng nghĩa với bản chất thực của giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 34 - 38)