Quy định về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay bằng bất động sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 65 - 66)

Khi thiết lập một giao dịch bảo đảm tiền vay, các ngân hàng thƣơng mại hƣớng tới hai mục đích: trƣớc hết là nhằm tăng cƣờng trách nhiệm trả nợ của bên vay, sau đó, nếu bên vay không trả đƣợc nợ thì ngân hàng có cơ sở kinh tế (vật chất) và cơ sở pháp lý để thu hồi nợ vay thông qua xử lý tài sản bảo đảm. Các ngân hàng phải chấp nhận tiến hành rất nhiều thủ tục, từ thẩm định tài sản bảo đảm, ký kết, công chứng/chứng thực Hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm đến lƣu trữ hồ sơ, theo dõi biến động của tài sản trong suốt thời hạn khách hàng vay vốn, với mong muốn xác lập đƣợc một giao dịch bảo đảm tiền vay phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn cho hoạt động cho vay. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp khách hàng vay không tự nguyện trả nợ và bên bảo đảm không chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình thì các ngân hàng lại gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn vay và các chi phí liên quan phát sinh. Đa số các trƣờng hợp đều có thời gian xử lý kéo dài kéo theo sự tốn kém về công sức, tiền của, thậm chí có những trƣờng hợp không thu hồi đƣợc nợ và hậu quả là rất nhiều khoản vay trở thành nợ xấu không có khả năng thu hồi.

Trong phần này, ngƣời viết mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng thể về một số quy định cơ bản của pháp luật hiện hành liên quan tới xử lý tài sản bảo đảm và đi vào phân tích các quy định của pháp luật còn bất cập, gây nhiều khó khăn, cản trở cho các bên (đặc biệt là bên nhận bảo đảm) trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)