Nhƣ đã đề cập ở trên, bảo đảm tiền vay là loại hình giao dịch có tính phổ biến trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại. Để các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại diễn ra trong một trật tự ổn định, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch, hƣớng các quan hệ xã hội này phát triển phù hợp với những mục đích mà Nhà nƣớc và xã hội đặt ra, nhất thiết phải có sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Khi đó, xuất hiện khái niệm pháp luật về bảo đảm tiền vay.
Thực tế cho thấy có khá nhiều cách hiểu/quan niệm khác nhau liên quan đến khái niệm pháp luật về bảo đảm tiền vay. Có ý kiến cho rằng pháp luật về bảo đảm tiền vay là tập hợp các quy định pháp luật về những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Cũng có ý kiến khác lại cho rằng pháp luật về bảo đảm tiền vay là một chế định bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay...
Nhƣ vậy, cho dù cách giải thích có khác nhau nhƣng hầu hết các ý kiến nói trên đều thống nhất với nhau ở hai điểm cốt lõi:
Một là, pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung và pháp luật
về bảo đảm tiền vay nói riêng là một chế định của pháp luật dân sự, theo đó Nhà nƣớc quy định về hình thức của giao dịch bảo đảm, nội dung của giao dịch bảo đảm, đối tƣợng của giao dịch bảo đảm, cách thức xác lập và thực hiện giao dịch bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong giao dịch bảo đảm...
Hai là, pháp luật về giao dịch bảo đảm có đối tƣợng điều chỉnh là các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm giữa bên bảo đảm với bên nhận bảo đảm.
Từ quan điểm nhận thức nhƣ vậy, tác giả cho rằng có thể khái quát thành khái niệm pháp luật về bảo đảm tiền vay nhƣ sau:
Pháp luật về bảo đảm tiền vay là một chế định của pháp luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện, thay đổi và chấm dứt các giao dịch bảo đảm tiền vay giữa tổ chức tín dụng và các bên liên quan.
Vậy, có tồn tại một khái niệm riêng gọi là "pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản" hay không? Theo ý kiến tác giả, câu trả lời là không,
bởi vì, về thực chất thì bảo đảm tiền vay bằng bất động sản chỉ là một trƣờng hợp cụ thể của giao dịch bảo đảm tiền vay mà thôi. Hơn nữa, hầu nhƣ các quy định về giao dịch bảo đảm nói chung và bảo đảm tiền vay nói riêng cũng đƣợc áp dụng trực tiếp cho các giao dịch bảo đảm tiền vay bằng bất động sản chứ hoàn toàn không có một chế định riêng dành cho loại giao dịch này (giao dịch bảo đảm tiền vay bằng bất động sản).
Điều này đã đƣợc chứng minh bằng thực tiễn pháp luật thực định ở Việt Nam, theo đó hiện nay chỉ có một văn bản quy phạm pháp luật chung quy định về giao dịch bảo đảm {Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm - đã đƣợc sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2012/NĐ-CP)} chứ không còn tồn tại một văn bản quy phạm pháp luật riêng về bảo đảm tiền vay (nhƣ thời điểm trƣớc khi Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đƣợc ban hành), lại càng không có một văn bản riêng quy định về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản.
Tóm lại, có thể kết luận rằng khi đề cập đến cụm từ "pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản", thực chất là muốn nói đến chế định pháp
luật về bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung và pháp luật về bảo đảm tiền vay nói riêng, chứ không bao hàm ý nghĩa chỉ một chế định riêng về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tồn tại độc lập, song song với chế định về bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Chính vì vậy, phần trình bày sau đây của luận văn tuy có sử dụng cụm từ "pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản" nhƣng luôn có hàm ý chỉ chế định pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ dân sự, vốn dĩ đã đƣợc quy định khá đầy đủ trong pháp luật thực định ở Việt Nam.