Các yếu tố vật chất ảnh hƣởng đến năng lực xét xử của Toà án

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 67 - 71)

Về cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện làm việc của Toà án cấp huyện trong những năm vừa qua còn rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xét xử. Tại mục 3 phần đánh giá tình hình công tác tư pháp trong những năm vừa qua của Nghị quyết số 08/NQ-TW đã khẳng định: “cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp nhất là ở cấp huyện nhiều nơi trụ sở còn trật trội, phương tiện làm việc vừa thiếu vừa lạc hậu, chính sách với cán bộ tư pháp chưa tương xứng với nhiệm vụ và trách nhiệm được giao”. Có thể nói trụ sở của Toà án hiện nay đã được đổi mới, sang trang hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, rất nhiều Toà án có trụ sở nhỏ không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động xét xử (1). Các trụ sở Toà án hiện phần lớn được xây theo mẫu của năm 1993 – 1994, trong đó mẫu thiết kế lớn nhất có diện tích làm việc và xét xử là 235 m2, mẫu nhỏ nhất có diện tích làm việc và xét xử là 160 m2. Tất cả các mẫu thiết kế chỉ có một hội trường xét xử nhỏ không cần dùng micro, loa đài do vậy một số Toà án huyện hiện nay có nhu cầu thêm hội trường để mở hai phiên toà cùng một lúc. Một số Toà án cấp

huyện mới được chia tách thành lập vẫn chưa có trụ sở để hoạt động nên phải đi thuê hoặc sử dụng chung với các cơ quan khác ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động xét xử. Hơn nữa do kinh phí hạn hẹp nên việc sửa chữa, bảo dưỡng trụ sở chưa thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật, vì vậy trụ sở của Toà án cấp huyện hiện nay hầu hết đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được đầu tư cải tạo và xây dựng mới. Về trang thiết bị và phương tiện làm việc, trong thời gian qua, các Toà án cấp huyện đã được trang bị một số phương tiện làm việc

!1)

Cơ sở vật chất của Toà án cấp huyện hiện nay với việc tăng thẩm quyền xét xử án hình sự - Phạm Quang Vinh - Báo Pháp luật số 89 ngày 23/5/2001.

thiết yếu như máy đánh chữ, bàn ghế làm việc, phần lớn các Toà án đã được cấp xe máy, một số Toà án quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã được cáp máy vi tính và máy phô tô…Song nhìn chung trang thiết bị của các Toà án cáp huyện hiện nay vừa thiếu vừa lạc hậu, chậm được đổi mới đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa. Do việc đầu tư trang bị không được đầy đủ, đồng bộ do vậy các cán bộ làm công tác xét xử không có điều kiện truy cập, khai thác thông tin phục vụ cho công tác xét xử, công tác lưu trữ hồ sơ vụ án, công khai các bản án đã có hiệu lực pháp luật tạo điều kiện cho những ai quan tâm cần tìm thông tin từ những hồ sơ vụ án đã có hiệu lực pháp luật như hiện nay là rất khó khăn kể cả những cán bộ Toà án. Trong khi pháp luật nước ta đang trong quá trình hoàn thiện vì vậy hàng năm có rất nhiều văn bản luật và dưới luật được ban hành, nếu người cán bộ Toà án không kịp thời tìm hiểu, nghiên cứu thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước. Biện pháp tốt nhất là tìm hiểu qua hệ thống mạng cơ sở văn bản pháp luật quốc gia, nhưng trước hết phải có máy tính và cán bộ có kiến thức về vi tính. Ngoài hệ thống vi tính cần phải được nối mạng có như vậy mới tạo điều kiện cho công tác quản lý điều

hành chung như hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản mới, yêu cầu về báo cáo thống kê.

Ngoài ra các cơ sở vật chất khác như bàn ghế, tủ làm việc, tủ đựng sách báo phục vụ công tác nghiên cứu … chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án hiện nay.

Với cơ sở vật chất như hiện nay thì các Toà án cấp huyện không đủ điều kiện vật chất để đảm bảo hiệu quả của hoạt động xét xử cũng như phục vụ nhiệm vụ tăng thẩm quyền của mình.

Hoạt động xét xử của Thẩm phán là loại hình lao động đặc thù, vì vậy ngoài chế độ chính sách của Nhà nước đối với công chức nói chung thì cũng cần một chế độ chính sách riêng thích hợp đối với Thẩm phán thì mới động viên, khích lệ các Thẩm phán TAND các cấp yên tâm công tác. Tuy nhiên theo quy định hiện hành những chế độ lương, đãi ngộ đối với những người làm công tác xét xử còn quá khiêm tốn. Về lý thuyết thì lương Thẩm phán cao hơn ngạch lương hành chính tương đương, nhưng điều này chỉ đúng với Thẩm phán cấp tỉnh, Thẩm phán Tối cao, còn lương của Thẩm phán cấp huyện so với chuyên viên chỉ bằng hoặc chệnh lệch không đáng kể (sau 10 năm hệ số lương của chuyên viên là 2,58 còn hệ số lương của Thẩm phán là 2,62), trong khi đó để trở thành Thẩm phán thì tiêu chuẩn cũng như các điều kiện, thủ tục bổ nhiện khó khăn hơn nhiều.

Đối với lương của Thư ký và cán bộ khác của Toà án như lương công chức Nhà nước nói chung. Sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật ra trường nếu được tuyển dụng vào Toà án, hưởng lương thư ký tập sự mã số 4 hệ số 1,82 x 85% x 290 = 450.630 đ/tháng. Theo Nghị định 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 thì đối với công chức loại A sau một năm tập sự nếu được tuyển dụng vào ngành thì được hưởng 527.800đ. Với thu nhập như vậy bản thân Thư ký hoặc chuyên viên này không đủ nuôi sống bản thân mình. Đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến nhiều năm nay số lượng biên chế TAND địa

phương và số lượng Thẩm phán không đủ theo số lượng phân bổ vì không có nguồn cán bộ tốt nghiệp Đại học để tuyển dụng, một số sinh viên tốt nghiệp Đại học luật không tha thiết xin vào làm việc tại Toà án, đặc biệt là những địa phương phía Nam, vùng sâu, vùng miền núi. Trong những năm gần đây, hiện tượng cán bộ Toà án xin thôi việc vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn không còn là hiện tượng cá biệt (trong 4 năm từ 1997 đến 2000, có 481 cán bộ Toà án xin thôi việc trong đó có 5 thẩm phán cấp huyện, có trường hợp xin chuyển công tác nhưng không được tổ chức giải quyết đã bỏ việc chịu kỷ luật để được về quê sinh sống)(1)

.

Ngoài ra theo quy định của pháp luật, Thẩm phán không được tham gia các dịch vụ kinh doanh … do vậy với thu nhập như trên, đời sống cán bộ Toà án càng khó khăn hơn. Một số người không vững vàng đã sa ngã, nhận hối lộ. Trong 4 năm qua có 98 cán bộ Toà án vi phạm bị xử lý kỷ luật, trong đó có 35 Thẩm phán.

(1)

Người Thẩm phán nhân dân – Thông tin khoa học pháp lý số 5/2000 – Viện NCKH Pháp lý.

Về chế độ bồi dưỡng phiên Toà đối với Thẩm phán, thư ký, Hội Thẩm nhân dân: theo Quyết định số 154/TTg (12/3/1996) và Thông tư số 148/TT – LB ngày 09/4/1996 của Ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp thì mức bồi dưỡng phiên toà áp dụng đối với Thẩm phán, chủ toạ phiên toà là 15.000đ/người/ngày và 10.000đ/người/ngày đối với Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên tham gia phiên toà, cảnh sát bảo vệ phiên toà, cảnh sát bảo vệ bị can, bị cáo. Mức bồi dưỡng này là quá thấp chỉ mang tính động viên, khuyến khích những người trực tiếp xét xử tại phiên toà. Từ đây nảy sinh ra bất cập là khi tiến hành hoà giải trong các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình … nếu vụ nào kết thúc bằng việc hoà giải thành, không phải đưa vụ án ra xét xử, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa đỡ tốn kém kinh phí để mở phiên toà xét xử cũng là một tiêu chí đánh giá năng lực chuyên

môn của người Thẩm phán thì không được hưởng mức bồi dưỡng như đối với xét xử tại phiên toà.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 67 - 71)