Các giải pháp nhằm tăng cƣờng năng lực xét xử của chủ thể tiến hành hoạt động xét xử

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 83 - 88)

tiến hành hoạt động xét xử

Việc tăng cường năng lực xét xử của các chủ thể tiến hành hoạt động xét xử hiện nay có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao năng lực xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện. Vấn đề này không chỉ phụ thuộc vào sự tự học hỏi, cố gắng rèn luyện, phấn đấu của mỗi Thẩm phán và Hội thẩm

kế hoạch chiến lược, xây dựng, phát triển đội ngũ những người làm công tác xét xử trong giai đoạn hiện tại và tương lai.

Dưới góc độ quản lý, để nâng cao năng lực xét xử của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân Toà án cấp huyện cần phải tiến hành các giải pháp cụ thể sau đây:

1. Thực hiện chặt chẽ việc tiêu chuẩn hoá Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 và pháp lệnh Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân năm 1993 đồng thời từng bước nâng cao tiêu chuẩn đối với Thẩm phán chuyên nghiệp.

Trước năm 1993, việc tiêu chuẩn hoá những người làm công tác xét xử nói chung và cấp huyện nói riêng chưa được chú trọng đúng mức nên đã dẫn đến những khó khăn và tồn tại mà hiện nay chúng ta đang phải khắc phục trong quá trình xây dựng đội ngũ Thẩm phán Toà án cấp huyện. Thực tế đó là có gần một nửa số Thẩm phán cấp huyện đương nhiệm trong suốt hai nhiệm kỳ Thẩm phán vừa qua vừa phải học chương trình Đại học luật tại chức hoặc luân huấn pháp lý để trả nợ tiêu chuẩn về trình độ pháp lý theo quy định của pháp luật. Với thực trạng như vậy thì việc có những bản án, quyết định không đảm bảo chất lượng, thậm chí còn để xảy ra những trường hợp oan, sai, khiếu kiện kéo dài, làm cho người dân chưa thật sự an tâm với hoạt động xét xử của Toà án cũng là điều dễ hiểu. Chính vì vậy, phải tiêu chuẩn hoá đội ngũ Thẩm phán mới có cơ sở để tuyển chọn được những người có đủ tài, đức làm công tác xét xử.

Hiện nay, vấn đề về trình độ đào tạo được đặc biệt coi trọng trong việc xác định tiêu chuẩn Thẩm phán. Khoản 1 Điều 37 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 quy định: Thẩm phán phải có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử (chứng chỉ nghề nghiệp). Với quy định đó đòi hỏi trong thời gian tới phải sửa đổi, bổ sung pháp lệnh Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân năm 1993 cho phù hợp. Ngành Toà án cần phải xây dựng chiến lược phát

triển đội ngũ Thẩm phán, Thư ký để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài về nâng cao trình độ của đội ngũ Thẩm phán.

Biện pháp cụ thể trước mắt những người đã được bổ nhiệm Thẩm phán nhưng chưa có trình độ cử nhân luật thì bố trí và tạo điều kiện cho họ đi học Đại học luật. Ngược lại, đối với những người đã có bằng cử nhân luật nhưng chưa có chứng chỉ nghề nghiệp thì Toà án nhân dân Tối cao cần phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc đào tạo các chức danh tư pháp, nhằm thống nhất kế hoạch đào tạo theo các chức danh pháp lý như Thẩm phán, Thư ký với mục đích đào tạo nguồn cán bộ để khi bổ nhiệm Thẩm phán lần đầu có đầy đủ tiêu chuẩn như pháp luật đã quy định.

Đồng thời, theo tiêu chuẩn như trên thì việc tuyển chọn người bổ sung cho nguồn cán bộ Toà án hiện nay về trình độ phải có bằng cử nhân luật kể cả những người là chuyên viên hay thư ký. Ngoài ra trong quá trình tuyển chọn sắp xếp, bố trí Thẩm phán cũng cần chú trọng đến lĩnh vực đào tạo theo các chuyên ngành: hình sự, hành chính, lao động… để họ có điều kiện phát huy hết khả năng kiến thức học tập của mình. Tuy nhiên, trong tình hình nhân sự hiện nay ở nhiều Toà án cấp huyện còn có những bất cập nhất định cho nên khi áp dụng nguyên tắc đối với những người đang công tác cần phải được xem xét từng trường hợp cụ thể, từng địa phương cụ thể, ở những nơi mà nguồn nhân sự Thẩm phán cấp huyện đang thiếu trước mắt thì không thể đáp ứng được yêu cầu này.

2. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực xét xử cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của Toà án cấp huyện.

Việc bồi dưỡng nâng cao khả năng xét xử cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là việc làm cần thiết, không thể thiếu và phải được tiến hành thường xuyên. Vấn đề này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đặt ra là cho dù một Thẩm phán khi đã được bổ nhiệm, Hội thẩm nhân dân khi đã được cử hoặc bầu có

đầy đủ tiêu chuẩn, nhưng nếu không được thường xuyên trau dồi nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn thì không thể đảm đương được nhiệm vụ.

Hiện nay, việc đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do trường Cán bộ Toà án đảm nhiệm, nhưng việc này lại không được tiến hành thường xuyên mà phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, chủ quan, có nơi được bồi dưỡng nhiều, có nơi lại không được bồi dưỡng lần nào. Chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng còn thụ động, đội ngũ giáo viên vừa yếu vừa phải kiêm chức, vì vậy còn có những hạn chế nhất định.

Để đảm bảo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nói chung và cho cấp huyện nói riêng có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực xét xử hiện nay, đòi hỏi Toà án nhân dân Tối cao phải kiện toàn, củng cố lại trường cán bộ Toà án, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng, từng lĩnh vực xét xử, lựa chọn những giáo viên giỏi có trách nhiệm để tham gia giảng dạy.

Đối với Thẩm phán sau khi đã được bổ nhiệm được phân công xét xử thuộc lĩnh vực nào thì cần được tập huấn về kỹ năng xét xử thuộc lĩnh vực đó với thời gian từ 20 ngày đến 1 tháng. Khi có các văn bản mới được ban hành, hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản hướng dẫn thi hành thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà Toà án nhân dân Tối cao có kế hoạch tập huấn ngắn ngày, tập trung theo từng vùng, từng miền với mục đích là đảm bảo cho đội ngũ Thẩm phán cấp huyện có điều kiện thuận lợi để tham gia. Ngoài ra, Toà án nhân dân Tối cao cũng phải xây dựng kế hoạch ổn định để đảm bảo chương trình tập huấn định kỳ, sao cho mỗi Thẩm phán trong một nhiệm kỳ tham gia tập huấn được khoảng 2 đến 3 tháng.

Đối với Hội thẩm nhân dân việc tập trung để bồi dưỡng nghiệp vụ gặp rất nhiều khó khăn, do đó càng cần phải được quan tâm chú trọng hơn. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả nên tổ chức thành lớp riêng và thời gian chỉ trong khoảng 1 tuần. Nội dung, chương trình bồi dưỡng cho Hội thẩm nhân

dân chủ yếu là các văn bản pháp luật mới, văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung văn bản hướng dẫn thi hành. Vì điều kiện thời gian tập huấn, bồi dưỡng cho Hội thẩm thường có hạn vì vậy cần cung cấp thêm tài liệu cho họ tự nghiên cứu nhằm đảm bảo cho họ thực hiện được nguyên tắc khi tham gia xét xử “Độc lập chỉ tuân theo pháp luật”. Mặt khác, khi Hội đồng nhân dân cùng cấp phải lựa chọn bầu những Hội thẩm nhân dân có đủ sức khoẻ, nhiệt tình công tác, có kiến thức và am hiểu pháp luật và lĩnh vực mà mình đảm nhận cũng là một trong những điều kiện quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho Hội thẩm tham gia xét xử.

Đối với Thư ký Toà án: Thư ký Toà án là nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán. Tại phiên toà Thư ký cũng là người tiến hành tố tụng, chịu trách nhiệm ghi chép lại toàn bộ diễn biến của phiên toà và thực hiện một số hành vi tố tungj khác. Vì vậy Toà án nhân dân Tối cao cũng cần phải mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng hồ sơ, phương pháp ghi biên bản tại phiên toà và quán triệt các văn bản pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật mới được ban hành liên quan đến công tác thư ký, nhằm đảm bảo cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài việc được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ các Thẩm phán, Thư ký còn phải được đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp hoặc trung cấp; các kiến thức về quản lý hành chính, kiến thức về vi tính, ngoại ngữ nhằm đảm bảo cho họ vừa có năng lực xét xử chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động của đơn vị.

3. Ban hành quy chế về đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán.

Đạo đức, lương tâm nghề nghiệp luôn là một tiêu chuẩn quan trọng của Thẩm phán. Chính vì vậy mà việc ban hành quy chế chung quy định về đạo đức nghề nghiệp không chỉ đề ra các chuẩn mực về ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp của Thẩm phán mà còn phải có quy định đối với các hành vi giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là tác phong, thái độ của Thẩm phán trong khi tiếp xúc với

nhân dân, với đương sự và những người tham gia tố tụng trong mỗi vụ án; bản lĩnh nghề nghiệp, những việc mà Thẩm phán được làm hoặc không được làm để phòng tránh việc giải quyết không vô tư, khách quan các vụ án hoặc các vi phạm pháp luật cũng là những vấn đề cần được đề cập và làm rõ hơn trong quy chế này.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 83 - 88)