Người phụ nữ trong văn học đương đạ

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 25 - 27)

Chiến tranh kết thúc. Cuộc sống trở lại với quy luật bình thƣờng của nó. Đây cũng là lúc con ngƣời phải đối mặt với những thay đổi, biến động xã hội sau nhiều năm chiến tranh. Sau chiến tranh là khoảng thời gian để cho các nhà văn nhìn nhận lại tất cả các vấn đề một cách sâu sắc và khách quan hơn. Chất thi vị sử thi nay đã dần nhƣờng chỗ cho chất hiện thực, tỉnh táo. Và một lần nữa quan niệm nghệ thuật về con ngƣời nói chung và ngƣời phụ nữ nói riêng đƣợc đƣa ra để lí giải, xem xét. Đất nƣớc bƣớc sang một thế kỉ mới, xã hội đang có sự thay đổi từng ngày, từng giờ và cái nhìn về cuộc sống cũng khác trƣớc, điều đó đòi hỏi ở các nhà văn một cái nhìn sâu sắc đầy xác thực về con ngƣời mới mong có những kiến giải có ý nghĩa về cuộc sống và xã hội, Con ngƣời cũng nhƣ ngƣời phụ nữ giờ đây đƣợc khám phá, biểu hiện ở nhiều chiều, nhiều tầng bậc trong những mối quan hệ vốn có của nó. Thích ứng với môi trƣờng, hoàn cảnh của thời đại, con ngƣời trong văn học giai đoạn này năng động hơn, hiện đại hơn, bản lĩnh và quyết đoán hơn, dám làm dám chịu, có tri thức và đặc biệt là ngƣời phụ nữ đƣợc đánh giá cao hơn trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, ngƣời phụ nữ giờ đây cũng đƣợc đặt vào nhiều trạng huống phức tạp trong đời sống bản năng cũng nhƣ đời sống tâm linh. Nhiều vấn đề trƣớc đây chƣa ít có điều kiện đề cập đến thì giờ đây đƣợc công nhiên mổ xẻ, khơi sâu. Trong nhiều tác phẩm, yếu tố vô thức, nhục thể, tính dục của ngƣời phụ nữ đƣợc đề cao hoặc trở thành tiêu điểm. Xuất hiện nhiều kiểu nhân vật mới nhƣ nhân vật dị biệt, bản năng, tha hóa, ngƣời điên hay kẻ lạc loài … xuất hiện ngày càng nhiều. Khi đời sống xã hội trở nên phức tạp thì mỗi giá trị cũng bị lung lay, nó ghi đậm dấu ấn của cơn khủng hoảng niềm tin của con ngƣời khiến con ngƣời trở nên méo mó, bi kịch và đáng thƣơng hơn bao giờ hết.

Văn xuôi Việt Nam từ thời kì đổi mới đến nay tràn ngập nhân vật phụ nữ. Chƣa bao giờ nhân vật phụ nữ dành đƣợc sự quan tâm lớn của đông đảo ngƣời cầm bút nhƣ hôm này,

và chƣa bao giờ lại có nhiều tác phẩm viết về “cô gái”, “ngƣời đàn bà”, “thiếu phụ”, “ngƣời đẹp” nhƣ bây giờ. “Hiện tƣợng nhân vật nữ” trong văn xuôi đổi mới nhƣ trên là một kết quả hợp lí, sự gặp gỡ và cộng hƣởng giữa nỗ lực đổi mới của nhà văn và hiện thực cuộc sống đất nƣớc sau chiến tranh. Đối với quan niệm về ngƣời phụ nữ, có thể nói văn học đƣơng đại Việt Nam “Đã không còn những ngƣời phụ nữ sắt đá, gan dạ, kiên cƣờng của thời chiến tranh nữa mà thay vào đó là những con ngƣời nhẹ dạ, yếu đuối, can đảm, và đa đoan” [8]. Từ “đa đoan” ở đây không mang ý niệm đạo đức và nó tiếp cận sâu hơn đến tâm tính của phái yếu.

Ngay từ nhan đề tác phẩm chúng ta cũng phần nào thấy đƣợc ngƣời phụ nữ trở thành đề tài yêu thích của rất nhiều nhà văn, đặc biệt là văn xuôi trong những năm gần đây: Người

đàn bà trên đảo của Hồ Anh Thái, Người đàn bà trên bãi tắm của Dƣơng Hƣớng; Người đàn bà đứng trước gương của Y Ban; Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm, Người đàn bà và những giấc mơ của Y Ban; Em lấy chồng xa của Kim Loan, Thiếu phụ chưa chồng của

Nguyễn Thị Thu Huệ, Linh của Ngô Thị Bích Hạnh, Phượng của Lý Lan… Tuy việc liệt kê trên đây chƣa thể gọi là đầy đủ nhƣng chúng ta có lý do để nói rằng ngƣời phụ nữ là một nội dung nổi bật của văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Đời sống tâm hồn của ngƣời phụ nữ đã đem đến cho văn học những trải nghiệm mới, những hiểu biết mới về con ngƣời. Trong mỗi trang viết, ngƣời phụ nữ đều đƣợc nhìn từ hai phía: niềm vui và nỗi buồn; hạnh phúc và khổ đau; hi vọng và thất vọng. Truyện ngắn Và

anh. Một phần ba cuộc đời em - Y Ban là lời tâm sự của một cô gái đã có con và một gia

đình hạnh phúc nhƣng vẫn đau đáu về ngƣời đàn ông xƣa. Tuy nhiên, cô lại không thể “đánh đổi sự bình yên mà em đã phải đấu tranh bao nhiêu ngày tháng mới giành giật đƣợc”. Cuối cùng cô chọn giải pháp nhập anh vào cuộc đời hiện tại của mình: “Anh, chồng em, con em”. Đó là sự lựa chọn của ngƣời phụ nữ hiện đại.

Và nhân vật Diễm trong Đàn sẻ ri bay ngang rừng của Võ Thị Xuân Hà là một bằng chứng cho thấy đời sống tinh thần của ngƣời phụ nữ là một “cõi” riêng phức tạp đến lạ kì. Ở Diễm có sự tồn tại, đan xen, chồng chéo của hiện tại và quá khứ, ý thức và vô thức. Cô làm vợ Thản nhƣng lại sống trong tình yêu với Nẫm – anh trai của Thản, một ngƣời lính đã chết mà cô chỉ biết đến qua lời kể chứ chƣa hề gặp mặt. Những lúc ở bên Thản cô thƣờng thấy

“bóng dáng ngƣời anh chồng lấp ló”. Những ngƣời phụ nữ nhƣ vậy rất nhiều trong văn xuôi thời kì này. Họ cho ta cảm nhận về ngƣời phụ nữ hiện đại, những con ngƣời thật sự đa sự, đa đoan. Sự bất ổn trong nội tâm của họ thực sự là do “bản tính” của họ mà ra chứ không do ai khác gây ra. Quả là ngƣời phụ nữ ngày nay đã vƣớng mình vào nhiều hệ lụy hơn xƣa.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 25 - 27)