Hệ lụy của chiến tranh

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 68 - 73)

Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Văn học, nhà nghiên cứu văn học Băng Thanh đã nhận xét: “Nhân vật đầy những vết dập xóa trên thân thể, trong tâm hồn, đó chính là tiếng nói đa thanh trong truyện ngắn hôm nay” [38]. Đề cập đến những “nhân vật đầy vết dập xóa”, phải chăng tác giả muốn nói đến những nếm trải trong cuộc sống, và chủ yếu là những trải nghiệm với nỗi đau. Cách khám phá và thể hiện này xuất phát từ sự chuyển đổi cảm hứng sử thi với sự ngợi ca, tự hào, khâm phục sang cảm hứng thế sự đời tƣ với sự chiêm nghiệm, lắng đọng suy tƣ về những gì đã qua, về những nỗi đau trong quá khứ mà hậu quả của nó vẫn còn dai dẳng ở hiện tại. Nhà văn, đặc biệt là các nhà văn nữ thƣờng nhạy cảm với nỗi đau của bản thân và đồng loại. Tiếp cận với hiện thực từ nhiều góc độ, nhất là từ bình diện con ngƣời cá nhân, các nhà văn nữ đã phát hiện ra những bi kịch mà con ngƣời gặp phải trong cuộc sống hiện tại. Họ viết về nỗi đau, cảm nhận về thân phận mang đặc trƣng rất nữ tính: thấu hiểu và cảm thông, yêu thƣơng và chia sẻ.

Sau khi chiến tranh kết thúc, chính trong cuộc sống hòa bình, chúng ta nhận ra sự hi sinh lớn lao mà cả dân tộc phải trả giá cho cả sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nƣớc. Văn học viết về “nỗi đau chiến tranh” không phải là sự phủ nhận quá khứ, đó là sự khẳng định, đối diện, đối thoại với quá khứ, nhìn vấn đề không phải ở góc độ dân tộc, thời đại hay lí tƣởng mà thay vào đó là cách nhìn ở góc độ con ngƣời, góc độ nhân đạo và nhân văn. Thông qua cuộc đời, số phận từng cá nhân, chúng ta nhìn thấy một phần khốc liệt của chiến tranh để hiều hơn về quá khứ và sống ở hiện tại sao cho xứng đáng với những gì đã qua.

Khi đƣợc hỏi về sự quan tâm của các cây bút trẻ đối với đề tài chiến tranh trong văn học, nhà văn nữ Nhƣ Bình đã tâm sự: “Tôi đã viết khá nhiều về đề tài chiến tranh, cả khi mới bắt đầu cầm bút. Cho dù có may mắn sinh ra sau chiến tranh, song những gì còn lại quanh tôi, giúp chúng tôi nhận biết và thấu hiểu về nó đã làm cho ngòi bút mình nặng nợ.” [51]. Các tác giả Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh … đều sinh ra trong những năm đất nƣớc tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, lớn lên ở buổi giao thời và sống trong một thời điểm mà những hậu quả của chiến tranh vẫn từng

ngày, từng giờ hiện hữu trong đời sống. Chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm nhƣng dƣ âm và hậu quả của nó vẫn tồn tại trong không ít những con ngƣời đã một thời làm nên chiến công nhƣ một vết thƣơng khó lành. Không là ngƣời chứng kiến và trải nghiệm trong chiến tranh, các nhà văn nữ đã có cách tiếp cận của riêng mình khi khám phá nỗi đau của con ngƣời trở về từ chiến trƣờng với mặt trái của tấm huy chƣơng, với những khổ đau và mất mát.

Cùng viết về đề tài chiến tranh nhƣng hiện thực trong các tác phẩm về đề tài này trƣớc 1975 và sau 1975 đƣợc thể hiện không giống nhau. Trƣớc 1975, trong những sáng tác viết về chiến tranh nhƣ Những đứa con trong gia đình, Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi,

Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu …,

ngƣời đọc cảm nhận đƣợc âm hƣởng hào hùng qua giọng điệu sử thi về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Sau 1975, trong truyện ngắn viết về chiến tranh càng ngày chất giọng sử thi càng trở nên ít hơn và có thêm những giọng điệu mới: từ giọng điệu thâm trầm trong Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, giọng xót xa trong Xưa kia chị đẹp nhất làng của Tạ Duy Anh, đến giọng khắc khoải trong Núi đợi của Bùi Thị Nhƣ Lan … đã mang đến cho văn học thời kì này nhiều âm sắc. Viết về chiến tranh, các tác giả thƣờng đi sâu vào khám phá số phận từ góc nhìn con ngƣời thời hậu chiến. Cùng với sự tiếp nối của mảng đề tài chiến tranh trong văn học, truyện ngắn của Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan đã góp thêm tiếng nói của một thế hệ nhà văn nữ trẻ về những thực trạng tinh thần của con ngƣời và xã hội những năm sau chiến tranh.

Viết về những hậu quả con ngƣời phải gánh chịu do chiến tranh, các cây bút nữ đã hƣớng tới một thực trạng tinh thần khó tránh khỏi với nhiều ngƣời lính sau khi chiến tranh kết thúc là bi kịch vỡ mộng. Một trong những biểu hiện của bi kịch đƣợc thể hiện trong các tác phẩm là sự hẫng hụt của những con ngƣời đi ra từ chiến tranh. Quan tâm khai thác những thực trạng tinh thần, những biến đổi của đời sống xã hội sau chiến tranh, các cây bút nữ đã hƣớng ngòi bút của mình về phía những con ngƣời đã từng xông pha trận mạc. Số phận của những ngƣời lính sau chiến tranh đã đƣợc khắc hoạ với những tình

huống muôn mặt của đời sống: Bản lí lịch tự thuật của Y Ban; Dĩ vãng, Bảy ngày trong đời, Một chuyến đi của Nguyễn Thị Thu Huệ …

Viết về nỗi đau của con ngƣời do chiến tranh, các cây bút nữ còn chứng minh một thực tế là: “chiến tranh không có ngoại lệ và bi kịch có thể đến với bất kì ai”. Dù là những ngƣời lính đối mặt với kẻ thù trên các chiến tuyến hay là những ngƣời mẹ, ngƣời vợ nơi hậu phƣơng đều khó tránh khỏi những đau thƣơng và mất mát. Nếu nhƣ với Người

còn sót lại của rừng cười, nhà văn nữ Võ Thị Hảo đã thông qua số phận của những ngƣời

phụ nữ đã từng đến và đi ra từ cuộc chiến để khắc họa những mất mát mà ngƣời phụ nữ phải gánh chịu thì với Điều ấy bây giờ con mới hiểu ra của Y Ban, Con ma của Lý Lan, các tác giả đã đi sâu vào khai thác bi kịch của ngƣời phụ nữ khi chiến tranh đã kết thúc và những ngƣời chồng của họ vĩnh viễn nằm lại chiến trƣờng. Ở chuyện ngắn Con ma, nỗi

đau của một góa phụ đƣợc cảm nhận đến tận cùng từ nhân vật đứa con – là ngƣời gần gũi và thân thuộc nhất với ngƣời mẹ. Một sự thật luôn đƣợc đề cập trong những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh của các nhà văn nữ là chiến tranh đã cƣớp đi những ngƣời đàn ông và để lại những ngƣời vợ trẻ cô đơn. Trong Điều ấy bây giờ con mới hiểu ra, Y Ban đã

đào sâu vào tâm trạng, nỗi đau khắc khoải đợi chờ, nỗi khát khao hạnh phúc của ngƣời phụ nữ trong và sau chiến tranh. Phải đến tận nhiều năm sau, khi đã trƣởng thành, đứa con mới hiểu đƣợc sự khờ khạo của một đứa trẻ ngây thơ là mình ngày ấy: chiến tranh không có ngoại lệ và bố cô đã vĩnh viễn ra đi sau lần “gặp” mẹ không thành để mẹ lại cô đơn với một niềm khao khát thiếu phụ dở dang. Có khi chiến tranh trả về một ngƣời chồng thƣơng tật để ngƣời vợ phải tảo tần sớm hôm gánh trách nhiệm gia đình trong Bản

lí lịch của Y Ban, và để ngƣời phụ nữ phải ngậm ngùi chấp nhận một hạnh phúc không

trọn vẹn: “Ngƣời đàn bà tay xách túi quần áo, tay kia dắt ngƣời đàn ông hỏng mắt liêu xiêu trên đƣờng” – Bảy ngày trong đời của Nguyễn Thị Thu Huệ.

Đằng sau những chiến công vang dội là những mất mát, những đau thƣơng và trong đó ngƣời phụ nữ bao giờ cũng chịu những thiệt thòi nhiều nhất, giống nhƣ những lời suy ngẫm của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn:

“Chiến thắng hôm nay có công sức mỗi ngƣời Có năm tháng chia xa, những ngày đạn lửa Có vết sẹo trong lòng tôi máu ứa

Có cơm độn mì và bát canh rau”

Chiến tranh không chỉ hiện hình nơi tiền tuyến xa xôi, không chỉ gây hậu quả trƣớc mắt mà còn để lại những di chứng không dễ gì khắc phục cho thế hệ mai sau. Lời tâm sự của một thiếu nữ trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ đã có sức ám ảnh với ngƣời đọc: “Mẹ Âu Cơ sinh đƣợc năm mƣơi ngƣời con trai, năm mƣơi ngƣời con gái. Con trai của mẹ thì thì thành anh hùng, thi sĩ; co gái của mẹ thì trở thành những bà mẹ. Đất nƣớc anh hùng, ngoại xâm, thiên tai liên miên, nên mẹ quan tâm đến những anh hùng, thi sĩ. Mẹ đã không chú ý đến những cô gái vốn đã dịu dàng nhu mì, không mấy đòi hỏi mẹ. Mẹ ơi, mẹ hãy quan tâm đến chúng con, đến nỗi đau của những cô gái, những bà mẹ.”. Từ cuộc gặp gỡ của một thanh niên Mỹ và một cô gái Việt Nam, qua Đêm thảo nguyên, nhà văn Lý

Lan đã đề cập đến một thực trạng là nhiều chục năm sau khi chiến tranh đã kết thúc, liệu thế hệ trẻ, đặc biệt là những thanh niên Mỹ có biết đến quá khứ đau thƣơng của thế hệ ông cha mình. Cha của Steve là một cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam nhƣng những gì anh biết về Việt Nam, về cuộc chiến tranh này còn quá ít ỏi nếu không muốn nói là lệch lạc. Từ mối liên hệ về thảo nguyên ở hai đất nƣớc cách xa nhau nửa vòng trái đất của hai con ngƣời thuộc hai quốc tịch,Tuyết nghĩ đến vùng đất Củ Chi – quê hƣơng cô, vùng đất trƣớc đây là những vƣờn cây, sau hòa bình lại là một dải đất mênh mông không một bóng cây, có chăng chỉ là “rặt một bãi cỏ cao trổ bông màu nâu đỏ ngƣời ta gọi là cỏ Mỹ”. Rõ ràng chiến tranh không chỉ hiện hình nơi tiền tuyến mà còn ám ảnh cả hậu phƣơng, không chỉ gây hậu quả trƣớc mắt mà còn có sức ám ảnh lâu dài. Chiến tranh có tác động đến những vấn đề có tính xã hội sâu sắc. Cụ thể, nó làm cho xã hội bất ổn, có khi còn tạo nên sự thiếu công bằng, bình đẳng; và đặc biệt có thể làm cho mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trở nên lỏng lẻo, thiếu tình thƣơng và sự cảm thông, thấu hiểu. Chiến tranh không đƣợc miêu tả cụ thể, nhƣng bóng dáng của nó

vẫn hiện hình trên những trang văn và vẫn còn là điều ám ảnh ngƣời phụ nữ. Chiến tranh thực sự đã mang đến nỗi đau, nỗi bất hạnh cho con ngƣời.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)